CHỈNH SỬA

Cách chế cây ngũ gia bì với những bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả

1713

Cây ngũ gia bì thuộc họ Araliaceace là một loại thảo dược điều trị các bệnh và rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là cách chế biến cây ngũ gia bì để chữa và điệu trị các bệnh khác nhau hiệu quả và phát huy hết công dụng của nó dưới đây nhé.

MỤC LỤC

    1. Phân loại cây gia bì

    Cây gia bì hay có nhiều tên gọi khác là cây sâm non, chân chim, cây đáng, cây chân vịt, cây lằng, sâm nam. Là loài thực vật có vị hơi đắng, chát, mùi hương thơm, có tính giải nhiệt.

    Có 3 loại ngũ gia bì bạn nên phân biệt:

    • Ngũ gia bì hương là cây bụi nhỏ như rau ngót, thân có gai, lá kép như lá khoai mì, thuộc họ nhân sâm. Vỏ cây và ngọn non chứa hoạt chất saponin, được coi là loại rau nhân sâm có tác dụng bổ khí huyết, trán dương, trị bệnh mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

    • Ngũ gia bì gai là cây bụi nhỡ, mọc dựa, ành cây vươn dài ra và có gai nhọn, có chiều cao trung bình khoảng từ 1 m – 7m. Lá chân vịt dạng kép, có tác dụng kiện tỳ, lợi ích cho thận và chữa bệnh yếu sinh lý.

    • Ngũ gia bì chân chim có lá kép hình chân vịt, có 6-8 lá chét cứng. Cây có hoa mọc thành cụm so le, có tác dụng điều trị đau nhức xương khớp, chữa đau lưng, đau sống lưng, cột sống cổ, đau vai gáy. 

    2. Cách chế biến cây ngũ gia bì hương 

    Cây ngũ gia bì hương chữa mệt mỏi, chân tay yếu, liều thuốc bổ hiệu quả

    • Hỗn hợp thuốc sắc gồm có bột ngũ gia bì hương 15g, bạch biển đậu 10g, trần bì 15g, sinh khương 10g, táo đỏ ngâm 5 quả, đinh lăng 10g, đương quy 15g, cao lương khương 15g, hoài sơn 10g.

    • Cho hỗn  hợp vào nồi đất sắc uống mỗi ngày một lần vào buổi tối sau ăn, uống trong vòng 1 tháng.

    Điều trị bệnh phong thấp, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, liệt dương chi:

    • Ngũ gia bì hương sao vàng khô 150g, rượu gạo 1 lít, cho vào bình kín lắc đều và ngâm trong 10 ngày.

    • Sau đó lấy ra dùng, mỗi ngày uống 1 ly nhỏ khoảng 30 - 40 ml uống trước khi ăn.

    • Có thể trước buổi ăn trưa hoặc ăn tối, đều đặn trong 1 tuần và nghỉ 1 tuần, dùng liên tục như vậy trong 1 tháng.

    Điều trị bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em, chữa còi xương, chậm biết đi:

    • Ngũ gia bì hương khô, mộc qua, ngưu tất cùng một lượng 20g, sau đó cho vào nồi đất sắc trong 1 giờ đun với lửa vừa cho còn lại 1 chum và uống vào mỗi tối. 

    Điều trị đau khớp tứ chi:

    • Ngũ gia bì hương 20g, độc hoạt 15g, uy linh tiên 15g, tang chi 10g, kê huyết đằng 10g.

    • Cho vào nồi đất đổ 1 lít nước đun sắc cho sôi và cạn, rồi cho tiếp vào một chén nước sắc cho đến khi còn lại 1 chén nhỏ và cho ra uống sau mỗi bữa ăn tối 1 giờ. 

    Điều trị thấp khớp:

    • Ngũ gia bì hương khô 15g; thương truật 10g, tần cửu 10g, hy kiểm thảo 15g, lão quán thảo 10g.

    • Sắc trong ấm chuyên dùng đun thuốc uống mỗi ngày trong vòng 2 tuần sau bữa ăn tối hoặc đem ngâm với rượu 30% trong 1 tháng và nước hoặc ngâm rượu uống mỗi ngày 1 ly nhỏ.

    Cách chế biến ngũ gia bì hương nấu rượu kiểu Trung Quốc:

    • Ngũ gia hương 50g, thanh phong đằng 20g, hải phong đằng 20g, đương quy 20g, xuyên khung 20g, mộc qua 15g, uy linh tiên 15g, bạch chỉ 15g, bạch truật sao 20g, hồng hoa 20g, ngưu tất 20g, cúc hoa 20g, đảng sâm 70g, khương hoàng 70g, độc hoạt 10g, xuyên ô (chế) 10g, thảo ô (chế) 10g, ngọc trúc 150g, đậu khấu (bỏ vỏ) 10g, đàn hương 10g, nhục đậu khấu 10g, đinh hương 15g, sa nhân 15g, mộc hương 15g, trần bì 70g, nhục quế 10g.

    • Cho hỗn hợp thuốc bốc vào ngâm chiết với 15 lít rượu trắng ngâm trong 1.5 - 2 tháng.

    • Mỗi tuần đem nghiêng bình rượu qua lại cho thấm đều và để các nguyên liệu thuốc ngấm đều rượu.

    • Khi ngâm xong lấy ra uống mỗi ngày 1-2 ly khoảng 20 ml dùng đều đặn trong 1 tháng. 

    Cách chế biến cây ngũ gia bì hương
    Cách chế biến cây ngũ gia bì hương

    3. Cách chế biến cây ngũ gia bì gai

    Điều trị bệnh đau nhức xương khớp

    • Ngũ gia bì 10g, Dây đau xương 10g, Rễ nhàu 15g, Thiên niên kiện 10g, Thổ phục linh 15g, Huyết giác 15g, hà thủ ô đỏ 10g, Củ gió đất 10g, Rễ cỏ xước 15g.

    • Các vị thuốc đều được thái lát mỏng và phơi khô, đem lấy theo số lượng như trên và sắc uống sau bữa ăn tối mỗi ngày trong 1 tháng. 

    Điều trị bệnh suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, sắc mặt xanh xao, người mệt mỏi, lười vận động:

    • Ngũ gia bì 20g, Bình vôi 25g, Nhàu rừng 25g, Củ gió đất 15g, Tắc kè khô nửa con, Bạch tật lê 25g, Câu kỷ tử 25g.

    • Cho bài thuốc vào nồi đất, sắc uống mỗi ngày trong vòng một tháng.

    • Để thốc uống được hiệu quả, sắc thuốc cho nước vào ngập các loại thuốc, đậy kín chum đất, sắc với lửa vừa, nên dùng lửa củi than đun đến khi cạn và cho 1 chén nước vào đun còn 1/2 chén thì lấy ra dùng. 

    Điều trị bệnh đau lưng, đau nhức mỏi cơ, khớp

    • Cắt nhỏ ngũ gia bì gai rồi đem đi sao vàng với liều 200g, ngâm ngũ gia bì gai với 1 lít rượu trắng nồng độ cồn 30 độ đậy kín nắp ử trong khoảng 15 ngày.

    • 1-2 ngày lắc đều chum rượu cho thấm đều ngũ gia bì.

    • Đem uống mỗi ngày chừng một ly nhỏ khoảng 30ml vào buổi tối trước khi đi ngủ.

    Chữa bệnh lao thổ huyết

    • Rễ ngũ gia bì gai 10g, chu sa liên 10g, ngưu tất 10g, tiểu huyết đằng 10g cho bài thuốc vào ngâm  với 1 lít rượu trắng trong khoảng 2 tuần.

    • Mỗi lần dùng đem nghiêng bình rượu hoặc lắc nhẹ cho rượu đều và rót ra 1 chum nhỏ khoảng 20-30 ml uống vào mỗi tối trước khi đi ngủ. 

    Điều trị bệnh kinh nguyêt không đều, hư khí bách đới ở nữ: 

    • Dùng rễ ngũ gia bài gai 10g, hồng ngưu tất 10g, trong nồi sắc nước uống

    Điều trị bệnh run tay chân, không cầm nắm được

    • Ngũ gia bì gai 25g, thạch học 20g, ngưu tất 20g, nhục quế 5g, gừng khô 5g sắc uống.
    Cách chế biến cây ngũ gia bì gai
    Cách chế biến cây ngũ gia bì gai

    4. Cách chế biến cây ngũ gia bì chân chim

    Điều trị thấp khớp, chân tay rung rẫy, khó cầm nắm

    • Ngũ gia bì chân chim 25g, Ngưu tất 20g, Thạch hộc 20g, Quế nhục 10g, Gừng khô 5g. Sắc bằng nồi đất uống mỗi ngày trong vòng 1 tháng.

    Điều trị chậm biết đi ở trẻ

    • Ngũ gia bì chân chim 10g, mộc qua 10g, ngưu tất 15g, tán thành bột mịn trộn đều và mỗi ngày lấy ra 4g, hòa với nước lọc cho thêm 1 ít đường cho trẻ uống. 

    Trị sưng tay chân, phù thũng, ăn uống không ngon, thận yếu tiểu tiện nhiều 

    • Ngũ gia bì chân chim 15g, cam thảo 5g, quế chi 7g, phòng kỷ 8g, hoàng kỳ sống 10g, đăng tâm 5g, đại phúc bì 5g, phục linh 10g, gừng tươi 5g. Sắc uống mỗi ngày một thang trong vòng 15 ngày. 

    Điều trị ngứa da, da mẩn đỏ, mày đay

    • Ngũ gia bì chân chim 20g, bạch chỉ 15g, hy thiêm thảo 20g, rễ gấc 15g, tỳ giải 15g, thổ phục linh 20. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, dùng trong 20 ngày.

    Ngâm rượu ngũ gia bì giúp tăng cường gân xương:

    • Ngũ gia bì chân chim 180g, rượu trắng 1 lít cho vào lọ thủy tinh rồi đậy kín nắp ngâm sau 1 tháng là dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chum từ 10-15 ml sau bữa cơm cơm tối và trước lúc đi ngủ.

    Khi thay đổi môi trường sống từ đồng bằng lên miền núi hoặc ngược lại: 

    • Ngũ gia bì chân chim dạng bột mịn 6g cho vào ly nước ấm khấy tan và uống mỗi ngày 2 lần để thích nghi tốt với điều kiện thời tiết cũng như nhiệt độ thay đổi và tránh nguy cơ cảm sốt hay mắc các bệnh khác.

    ​​​​Trị huyết áp thấp

    • Ngũ gia bì phơi khô toàn thân, đem chặc thành khúc ngán và xay nhỏ thật nhuyễn và cho vào một ít nước tán thành bột. Đem vo tròn thành viên bi có đường kính 3 cm, đem phơi khô lại, mỗi lần dùng lấy ra 1 viên hòa vào nước nóng tầm 50-60 độ C và uỗng mỗi ngày 2 lần.  

    Chữa trị yếu sinh lý ở nam giới

    • Cam thảo 12g, ngũ gia bì 20g, khởi tử 15g, thục địa 15g, phá cố chỉ 15g, cẩu tích 15g, phòng sâm 20g, hạt sen 15g, nhục thung dung 12g, tần giao 12g, thỏ ty tử 20g. Đem sắc trong nồi đất với 1.8 lít nước, đun cho cạn và còn lại khoảng 400ml chắc ra chén để nguội và uống mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục trong 1 tháng. 

    Điều trị đau đốt sống cổ, đau vai

    • Kinh giới 15g, thổ phục linh 15g, ngũ gia bì 15g, tang ký sinh 10g và rễ cỏ xước 10g, quế chi 8g, phòng phong 8g, tế tân 5g. Đem sắc uống mỗi ngày dùng 1 thang sau buổi ăn tối

    Điều trị viêm tinh hoàn ở nam giới

    • Trần bì 10g, ngũ gia bì 15g, lệ chi 15g, quế chi 5g, bạch linh 8g, đinh lăng 15g, bạch truật 12 g và xa tiền tử 10g. Cho vào 4 chén nước, sắc còn lại 1 chén chia làm 2 sáng uống 1/2 chén và tối sau ăn uống 1/2 chén còn lại. 

    Điều trị dày da bụng do thấp tỳ

    • Hoài sơn 15g, ngấy hương 15g, bạch truật 20g, ngũ gia bì 15g, ngải diệp 10g, đinh lăng 20g và lá đắng 10g, trần bì 10g. Đem sắc uống mỗi ngày dùng 1 thang sau bữa ăn tối và trước khi đi ngủ 1 giờ.

    Tăng cường thời gian phục hồi xương bị gãy

    • Địa cốt bì 35g, ngũ gia bì 35g và 1 con gà. Hầm gà cùng thuốc cho thật mềm và thuốc ra hết chất, ăn mỗi ngày 1 chén và dùng đều đặn trong 1 tuần. 
    Cách chế biến cây ngũ gia bì chân chim
    Cách chế biến cây ngũ gia bì chân chim

    5. Tác dụng của cây ngũ gia bì 

    Cây ngũ gia bì là nguyên liệu phổ biến trong các bài thuốc theo y học cổ truyền đã có từ lâu đời. Ngày nay, cây ngũ gia bì đã được nghiên cứu và chứng minh giá trị của nó cho người sử dụng, nổi bật là các tác dụng sau đây mà nó đem lại. 

    Chữa đau nhức xương, đau khớp, đau lưng hiệu quả

    • Vì cây ngũ gia bì có vị đắng, cay, tính ôn nên được dùng để điều trị bệnh. Tác dụng chính mà nó mang lại là chữa các bệnh lý về xương khớp, đau lưng, nhứt mỏi gối, trẻ em chậm biết đi. 

    • Làm mềm cơ tay chân, cột sống, giúp cơ thư giãn, điều hòa hoạt động gân cốt, đi lại dễ dàng. 

    Giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng

    • Chống mệt mỏi, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể đối với tình trạng làm việc liên tục, làm quá giờ, thiếu oxy, môi trường thời tiết biến đổi.

    • Điều tiết nội tiết chống rối loạn, điều hòa hồng cầu, bạch cầu trong máu và ổn định huyết áp.

    Tác dụng an thần

    • Thuốc chứa hoạt chất ngũ gia bì có tác dụng an thần rõ rệt, do có sự điều tiết cân bằng ức chế và tạo hưng phấn lên hệ thần kinh và trung khu thần kinh.

    Tác dụng lên hệ miễn dịch

    • Tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể, bảo vệ hệ tế bào nội mô, gia tăng kháng thể phòng chống các bệnh và vi sinh vật hại xâm nhập vào cơ thể.
    • Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng kháng lại virus, tạo ra một số kháng thể chống lại tế bào ung thư độc hại, kháng viêm đường hô hấp, đặc biệt đối với cả viêm cấp và mạn tính.

    Tác dụng xua đuổi muỗi bụi, muỗi vằn

    • Được ghi nhận ghi nhận trong nhiều nghiên cứu, ở vùng dân cư đồng bằng lúa nước và vùng núi có rất nhiều muỗi bụi. Việc trồng cây ngũ gia bì xung quanh nhà và đặt vài chậu vào trong sân nhà, sau cửa bếp, các chỗ gần gia súc gia cầm vật nuôi có tác dụng xua đuổi muỗi vằn, muỗi bụi giảm các nguy cơ gây bệnh sốt xuất huyết rất hiệu quả. 

    Làm sạch không khí

    • Theo nhiều nghiên cứu thì cây ngũ gia bì khử được khí Formaldehyd có lẫn trong không khí, nên có khả năng chống ô nhiễm rất tốt, điều hòa khí hậu. Nên trồng cây ngũ gia bì xung quanh nhà là việc cần thiết để bảo vệ sức khỏe của gia đình bạn.
    Tác dụng của cây ngũ gia bì
    Tác dụng của cây ngũ gia bì

    6. Lưu ý khi sử dụng cây ngũ bì

    • Cây ngũ gia bì có tính vị cay nên không dùng cho người có biểu hiện nóng trong người, chỉ thích hợp với tính mát, nhiệt tịnh.

    • Phụ nữ mang thai nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các bài thuốc từ cây ngũ ga bì. 

    • Nên phân biệt rõ ràng cây ngũ gia bì với cây đùm đũm (cây ngấy) vì đây là 2 vị thuốc dân gian khác nhau.\ư

    • Là vị thuốc đông y không phải thực phẩm chức năng tránh dùng chung với thuốc tây, nên hỏi ý kiến từ bác sĩ, thầy thuốc đông y trước khi sử dụng.

    • Trong quá trình sử dụng, nếu có bất kì sự thay đổi nào bất thường hãy ngưng thuốc ngay và đến ngay sơ sở y tế bệnh viện để được tư vấn và điều trị đúng cách.

    Trên đây là tổng hợp cách chế biến cây gia bì cũng như phân loại tác dụng của nó đến bạn đọc. Hi vọng qua bài viết này bạn có thể điều trị hiệu quả các bệnh đang gặp phải với bài thuốc quý từ loại nguyên liệu này.