CHỈNH SỬA

Cách chế biến củ tam thất thành món ăn bổ dưỡng

3381

Củ tam thất là loại dược liệu quý dùng để phòng và điều trị hiệu quả 1 số căn bệnh ở mỗi người, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Hãy cùng mình xem qua cách chế biến củ tam thất với các món ăn ngon bồi bổ sức khỏe cũng như một số mẹo dùng củ tam thất để điều trị bệnh dưới dây nhé!

MỤC LỤC

    1. Cách chế biến củ tam thất tươi

    • Muốn tu hoạch được củ tam thất chất lượng phải trồng từ 5 đến 7 năm. 

    • Củ tam thất bắc tươi sau khi mua về thường bám rất nhiều đất bên ngoài vỏ. Do vậy hãy sơ chế thật sạch sẽ bằng cách dùng tay chà sạch hết các khe rễ bám vào bằng vòi xịt.

    • Tách và rửa cho sạch bộ rễ sau đó rửa lại với nước nhiều lần sao cho không còn hạt cát bụi nào trên thân.

    • Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn có thể giữ lại phần rễ hoặc cắt bỏ đi, theo mình thì phần rễ tuy sơ nhỏ khô khan nhưng quý hiếm và cũng có nhiều công dụng tương tự như củ tam thất.

    • Sau khi đã sơ chế sạch sẽ, tuy nhu cầu sử dụng mà bạn có thể thái, cắt lát củ tam thất hoặc để nguyên củ ngâm với mật ong, hầm với gà, pha trà tùy ý nhé! 

    Cách chế biến củ tam thất tươi
    Cách chế biến củ tam thất tươi

    2. Cách chế biến củ tam thất khô

    • Để củ tam thất có thể phát huy tác dụng là cần rửa sạch vỏ bên ngoài tránh để ngấm nước qua vỏ vào trong ruột và để ráo.

    • Phơi hoặc sấy khô củ tam thất từ 50 độ C tới 60 độ C.

    • Không nên rang trực tiếp củ tam thất trên chảo nóng hay tẩm ướp với mỡ gà hoặc các loại thuốc khác rồi mới đem phơi đâu nhé! Đây chỉ là cách người dân truyền miệng nhau chứ chưa được nghiên cứu hay chứng minh rõ ràng, nên bạn cư sơ chế củ tam thất khô nguyên chất nhé!

    • Có 2 cách dùng củ tam thất chính đó là cách dùng củ tam thất chín hoặc dùng sống trực tiếp. 

    • Có thể dùng tam thất sống dưới dạng chế biến thành bột mịn pha nước uống hoặc cắt thành từng lát tròn rồi cho vào miệng nhai hay ngậm trực tiếp.

    • Cách dùng này giúp đảm bảo được tính chất tinh khiết tự nhiên của củ tam thất, giữu được độ dinh dưỡng cao không bị mất chất so với việc phải chế biến qua nhiều công đoạn.

    • Tuy nhiên, việc dùng củ tam thất tươi đối với nhiều người sẽ cảm thấy khó chịu bời vị đắng như thuốc bắc từ củ này khá khó uống. 

    • Bạn có thể chế biến củ tam thất thành nhiều món ăn với thịt gà và các nguyên liệu khác nư rau ngải cứu, nấm linh chi, nhân sâm ... để món ăn bổ dưỡng và đậm đà hương vị hơn.

    • Để củ tam thất bớt có mùi ngái khó chịu, bạn nên thái thành lát và hấp cách thủy cho chín mềm ra rồi tán thành bột mịn hòa cùng nước uống nhé!

    Cách chế biến củ tam thất khô
    Cách chế biến củ tam thất khô

    3. Cách chế biến củ tam thất bắc nghiền thành bột 

    Bột tam thất bắc tơi mịn như bột nghệ bột khoai mỳ, có màu vàng nhạt và mùi thơm đặc trưng, gần giống mùi sâm. 

    Cách chế biến củ tam thất tươi nghiền thành bột

    • Đối với củ tươi, mua mua hoặc thu hoạch về bạn đem rửa sạch phần bụi bẩn, đất bám bên ngoài. Sau đó cắt củ nhỏ, rồi cho vào máy xay cho thêm một ít nước lọc và xay thật nhuyễn tạo thành bột.

    • Sau khi xay xong thì lọc qua tấm vải mềm để tách phần bột và phần nước cốt riêng, dùng tay vắt chặt để mau ráo nước.

    • Phần bột chưa qua tấm vải đem sấy khô hoặc phơi thật khô rồi tán thành bột mịn là hoàn thành.

    Cách chế biến củ tam thất khô nghiền thành bột

    • Củ tam thất khô nên phần bụi bẩn ở ngoài cũng đã được làm sạch rồi, nên bạn chỉ cần rửa qua với nước 2 lần và ngâm trong nước khoảng 3 giờ cho mềm để khi đem xay nhuyễn dễ dàng hơn.

    • Nếu là nguyên củ thì khi ngâm xong bạn tiến hành chặt thành khúc nhỏ để dễ xay nhuyễn hơn nhé!

    • Bạn hãy dùng máy xay chuyên dụng để xay các loại củ quả khô cứng để xay cho chắc chắn nhé.

    • Cho toàn bộ tam thất bắc vào và thêm 1 ít nước xay cho hốn hợp thật mịn và tán thành bột.

    • Sau khi xay xong bạn cũng cho ra khay và phơi dưới nắng mạnh hoặc sấy khô để tạo thành hỗn hợp bột khô mịn nhé!

    • Sau đó bạn cho bột tam thất này vào túi zip hoặc chai lọ và đậy kín nắp để ở nơi thoáng mát và sử dụng dần dần.

    Cách chế biến củ tam thất bắc nghiền thành bột
    Cách chế biến củ tam thất bắc nghiền thành bột

    4. Cách chế biến bột tam thất uống 

    Pha nước uống

    • Bột tam thất khô mua về hoặc sơ chế như trên mỗi ngày lấy ra 3-5g bột tam thất (khoảng 1 muỗng cà phê) pha với nước ấm khấy đều và uống.

    • Nên khuấy đều cho bột tam thất hòa tan và để khoảng 5 phút cho phần cặn lắng xuống dưới đáy rồi hãy uống.

    Dành cho người ăn kiêng

    • Dùng bột tam thất 1 muỗng cà phê pha với 2 muỗng cà phê mật ong trong một chén nhỏ và đem hấp cách thủy trong khoảng 15 phút, lấy ra để nguội và thưởng thức trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút để phát huy tốt nhất công dụng của bột tam thất bắc.
    Cách chế biến bột tam thất để uống
    Cách chế biến bột tam thất để uống

    5. Cách chế biến củ tam thất pha mật ong

    Nguyên liệu

    • Mật ong 3 lít

    • Củ tam thất 800g

    • Bình thủy tinh ngâm

    Cách ngâm củ tam thất với mật ong

    • Củ tam thất tươi đem rửa sạch cho hết đất cát bám vào rễ và thân củ. Trong quá trình rửa nhớ giữ lại phần rễ cây để ngâm mật ong đạt hiệu quả cao nhất.

    • Sau đó đem chặt củ tam thất thành từng khúc ngắn vừa bỏ vào chum lọ thủy tinh ngâm và đem ra nắng phơi khô, khoảng 2 nắng là được.

    • Đổ hết 3 lít mật ong vào bình và lần lượt cho số tam thất khô vào, dùng đũa khấy đều để tam thất lắng xuống dưới đấy.

    • Đậy kín nắp và bảo quản tam thất ở nơi khô ráo, ngâm trong khoảng 2 tháng là có thể đem ra sử dụng.

    • Mỗi ngày dùng 1-2 muỗng nhỏ, có thể dùng trực tiếp hoặc pha với nước ấm để uống đều được

    • Phương pháp này giúp điều trị các bệnh liên quan tới đường ruột, do vậy hãy uống tam thất ngâm mật ong vào mỗi buổi sáng sớm sau khi đánh răng sẽ giúp làm sạch đường ruột. Đây cũng là cách uống thay thế tinh bột nghệ đấy nhé! 

    Cách chế biến bột tam thất pha mật ong
    Cách chế biến bột tam thất pha mật ong

    6. Cách chế biến củ tam thất đắp mặt nạ

    Nguyên liệu

    • Bột tam thất 1 muỗng cà phê

    • Sữa tươi 1 muỗng cà phê

    • Mật ong 1 muỗng cà phê

    Pha mặt nạ

    • Cho tất cả các nguyên liệu trên vào 1 chén nhỏ và dùng muỗng trộn đều lên thành hỗn hợp mịn dẻo hòa tan vào nhau.

    • Sau đó đắp lên da mặt 2-3 lần/tuần, thoa đều lên vùng da mặt đặc biệt ở vùng da bị mụn nám để làm mặt nạ dưỡng ẩm đồng thời loại bỏ sạch mụn và tàn nhang.

    Cách chế biến củ tam thất đắp mặt nạ
    Cách chế biến củ tam thất đắp mặt nạ

    7. Cách chế biến củ tam thất ngâm rượu

    Nguyên liệu chuẩn bị

    • Tam thất tươi 1 kg

    • Rượu trắng 40-45 độ: 10 lít

    • Chum/ lọ thủy tinh ngâm

    Cách ngâm rượu tam thất

    • Cách ngâm rượu tam thất cũng đơn đơn giản như cách ngâm mật ong, bạn chỉ cần sơ chế sạch sẽ củ tam thất và có thể cho vào chum ngâm.

    • Củ tam thất đem rửa sạch trong thau nước, có thể dùng bàn chải đánh răng mềm để cọ cho sạch đất và bụi bám lâu ngày, sau đó sả lại dưới vòi nước vài lần cho sạch.

    • Cho 10 lít rượu trắng vào chum và tiến hành cho củ tam thất vào ngâm, nếu củ to và không vừa chum bạn hãy cắt thành từng khúc ngắn rồi cho vào chum tùy ý.

    • Ngâm trong thời gian khoảng 5 tháng rồi mới được lấy ra sử dụng để dược tính trong củ tam thất dung hòa cùng rượu sẽ cho hiệu quả tốt nhất cho người sử dụng.

    Cách chế biến củ tam thất đắp ngâm rượu
    Cách chế biến củ tam thất đắp ngâm rượu

    8. Cách chế biến củ tam thất hầm tim lợn 

    Nguyên liệu:

    • Tim lợn 1 quả

    • Củ tam thất bắc 200g

    • Long nhãn 10g

    • Hạt sen 15g

    • Đương quy 10g

    Cách làm:

    • Tim lợn rửa sạch với nước muối loãng và rửa lại với nước vài lần, để rao nước, thái tim lợn làm đôi.

    • Củ tam thất đem rửa cho sạch đất, vẫn giữu nguyên phần rễ và thái lát.

    • Đương quy cũng rửa sạch như tam thất, nếu dùng dương quy khô thì hãy ngâm trong nước khoảng 30 phút cho mềm rồi cho vào nồi nấu nhé!

    • Long nhãn bóc vỏ và tách hạt cho vào nồi, hạt sen cũng rửa sạch.

    • Cho củ tam thất và đương quy vào nồi cùng với 1 lít nước nấu sôi khoảng 10 phút thì cho tất cả các nguyên liệu tim heo, hạt sen, long nhãn vào nồi đun cùng với lửa vừa.

    • Đun cho đến khi các nguyên liệu chín mềm thì vặn lửa nhỏ để hầm cho thấm đều các nguyên liệu lại với nhau và để món ăn được bổ dưỡng.

    • Món ăn này rất tốt cho người bệnh suy nhược cơ thể và suy nhược thần kinh.

    Cách chế biến củ tam thất hầm tim lợn
    Cách chế biến củ tam thất hầm tim lợn

    9. Cách chế biến củ tam thất bắc hầm gà tần 

    Nguyên liệu:

    • Gà ác 1 con

    • Tam thất 10g

    • Đương quy 10g

    • Kỷ tử 12g

    • Táo đỏ 10g

    • Ngải cứu 12g

    Cách làm:

    • Củ tam thất đem rửa sạch và thái lát, sau đó đem trộn cùng với đương quy, kỷ tử, táo đỏ thành hỗn hợp để nhét các nguyen liệu này vào bụng con gà.

    • Gà tần đem rửa sạch, mổ bụng thật to và làm sạch bụng để nhồi các nguyên liệu vào sau đó cho vào nồi cùng 0.5 lít nước lọc đun với lửa lớn cho sôi.

    • Khi nước sôi thì vặn lửa vừa rồi nhỏ và hầm gà trong 2 giờ cho chín mềm.

    • Sau thời gian trên bạn có thể nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng, có thể thêm chút gừng tươi để giải nhiệt nhé!

    • Rau ngải cứu rửa sạch và thát khúc ngắn rồi cho vào nồi nấu cho rau mềm có mùi thơm bốc lên thì tắt bếp. Cho gà hầm tam thất ra chén và thưởng thức. 

    • Món ăn này khá bổ dưỡng có tác dung phục hồi cơ thể đang suy nhược, tiêu huyết ứ, huyết xấu trong cơ thể sản phụ sau sinh, người ốm mới dậy.

    Cách chế biến củ tam thất hầm gà tần
    Cách chế biến củ tam thất hầm gà tần

    10. Cách chế biến củ tam thất bắc hầm chân giò 

    Nguyên liệu

    • Chân giò ngon 1kg

    • 1-2 củ tam thất 200g

    • Hành, tỏi băm

    • Nấm hương 

    • Các loại gia vị nêm nếm

    Cách chế biến

    • Chân giò heo sau khi mua về bạn rửa chúng sạch sẽ với nước, nếu chân gò nguyên cái thì bạn hãy chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn rồi chần qua nước sôi để khử khuẩn. 

    • Ướp chân giò với các gia vị 1 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng cà phê muối, hành tỏi băm, 2 muỗng cà phê đường đảo đều và ướp khoảng 15 phút cho ngấm.

    • Cho phần chân giò vào nồi và đảo đều cho thịt chín và săn lại.

    • Đổ vào nồi 1.5 lít nước đun sôi, sau đó cho củ tam thất đã được thái mỏng vào nồi và hầm với lửa vừa trong khoảng 2 giờ để chân giò và tam thất bắc chín mềm hòa quyện vào nhau.

    • Cuối cùng bạn cho nấm hương đã rửa sạch vào nồi, nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn và đun thêm 5 phút nữa thì tắt bếp.  

    • Thêm hành lá tươi cắt nhỏ hoặc ngải cứu vào cho dậy mùi để ăn cùng, hai nguyên liệu này cũng giúp cơ thể ra mồ hôi loại bỏ độc tố và ổn định khí huyết trong cơ thể.

    • Món chân giò hầm thuốc bắc khá được ưa chuộng là món ăn bổ dưỡng cho người bệnh để mau chóng hồi phục, người bị căng cẳng áp lực, cả chị em sinh nở mới dậy, bồi bổ điều hòa các cơ quan gan thận tim trong cơ thể hoạt động tốt.

    Cách chế biến củ tam thất hầm chân giò
    Cách chế biến củ tam thất hầm chân giò

    Trên đây là tổng hợp cách chế biến củ tam thất bắc với các món ăn ngon cũng như cách điều trị một số bệnh hiệu quả giúp chúng ta mau chóng hồi phục sức khỏe và duy trì khí huyết, lưu thông tuần hoàn máu, giảm căng thẳng trong giờ làm việc hiệu quả.