CHỈNH SỬA

Cách chế biến đậu kiếm dược liệu chữa trị bệnh hiệu quả cho bạn

6404

Đậu kiếm (đậu rựa) luôn được xem là dược phẩm quý trong Y học phương Đông với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu biết hết về đặc điểm cũng như cách dùng của dược liệu này. Hãy cùng mình xem qua cách chế biến đậu kiếm với bài thuốc hiệu quả điều trị các bệnh như tiểu đường, kiết lỵ, bổ thận dưới đậy nhé!

MỤC LỤC

    1. Thông tin về đậu kiếm

    • Tên tiếng Việt: Đậu kiếm có nhiều tên gọi khác nhau như đậu rựa, đậu dao, đậu Tày,  đậu mèo trắng, đậu tiệp

    • Tên khoa học: Canavadia 

    • Họ: Fabaceae (Đậu)

    2. Đặc điểm cây đậu kiếm

    Cây đậu rựa là thân leo, có thể leo cao tới 10m. Thân tròn, cứng, lá chét màu lục nhạt, mềm và nhẵn màu xanh lục.

    Hoa học theo từng cuốn, cánh hoa to màu trắng hay tím nhạt, đài hoa hình ống. Cánh hoa cong như móng tay, nhị chụm lại thành 1 bó mang 10 bao phấn màu vàng lát đát quan sát kĩ vẫn thấy được.

    Quả đậu kiếm lớn, hình dẹp, hai mép song song, khá mỏng, quả dài từ 10 - 14 cm. KHi quả lớn hạt to ra và có hình bầu dục ở giữa. Quả già cho hạt màu đỏ tươi. Cây ra hoa nhiều nhiều lần lát đát từ tháng 6-9, có quả già và thu hoạch được từ tháng 10-12

    Đặc điểm cây đậu kiếm
    Đặc điểm cây đậu kiếm

    Bộ phận cây đậu kiếm có công dụng chữa bệnh

    • Theo kinh nghiệm dân gian thì hạt cây đậu rựa đã già màu đỏ tươi là thành phần được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.

    Phân bố

    • Cây đậu kiếm có ngồn gốc từ Ấn Độ, hiện nay được trồng ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam. Cây đậu kiếm được nhiều gia đình sử dụng làm thuốc chữa bệnh và làm món ăn. 

    Thu hoạch và sơ chế

    • Cây được thu hoạch và lấy hạt vào mùa xuân từ tháng 11-12 âm lịch.

    • Giữa tháng 9-10 âm lịch là quả đã chín, có thể thu hoạch dần, phơi khô rồi bắt đầu tách lấy hạt để phơi thật khô làm thuốc.

    3. Thành phần hóa học hạt đậu kiếm

    Hạt cây đậu kiếm có chứa khoảng 20% canavalin, một ít axit canavalin C5H12O3N4 men ureAZA. Hạt chưa chín chứa thành phần giberellin A21 và A22.

    Trong hạt còn chứa chất gây thiếu hồng cầu (thiếu oxy vận chuyển hồng cầu) với nồng độ 1:100.000

    Tính vị

    • Hạt đậu rựa có vị ngọt, hơi đắng và chát, tcó tác dụng ôn hòa, tính hạ khí.

    4. Tác dụng dược lý đậu kiếm

    Với thành phần hoá học đa dạng, đậu kiếm được ứng dụng trong nhiều phương thuốc chữa bệnh hiệu quả.

    Đậu rựa thường được dùng chữa chứng hư hàn sinh nấc (nấc cụt) không khỏi. Liều dùng: Ngày dùng 9-15g hạt đậu rựa phơi khô sắc thành 1/2 chén thuốc sắc. Rồi đem sao vàng và tán bột. Mỗi lần dùng 6g, chia làm 2 lần sáng và tối để uống. 

    Vỏ quả đậu kiếm cũng được dùng làm thuốc. Vị đắng, chát và có tính bình của vỏ đậu kiếm cũng có tác dụng dùng chữa nấc cụt, lỵ mãn tính. 

    Theo Đông Y cây đậu kiếm có các tác dụng sau

    • Điều trị chứng chân tay run rẫy, lạnh buốt do hư hàn

    • Điều hòa bồi bổ hưng khí thận

    • Tăng cường cải thiện, phục hồi sức khỏe

    • Điều trị bệnh kiết lỵ, đau bụng thắt ruột đi ngoài

    • Cơ thể chóng mặt, sắc mặt nhợt nhạt, ra mồ hôi, mệt trong người, tiểu tiện nhiều lần

     

    Công dụng của hạt đậu kiếm
    Công dụng của hạt đậu kiếm

    5. Cách chế biến đậu kiếm thành bài thuốc chữa bệnh. 

    Liều lượng và cách dùng đậu kiếm để chữa bệnh:

    • Dùng bồi bổ can thận, cải thiện và tăng cường sức khỏe: Dùng hạt đậu rựa (đậu đao) phơi khô khoảng 10-15g sắc trong nồi đất khoảng 2 giờ đun sôi với lửa nhỏ, hoặc đun mềm rồi tán thành bột uống ngày 2 lần, dùng liên tục trong 1 tháng.  

    • Điều trị đi ngoài, đau bụng kiết lỵ: Dùng 3-4 quả non luộc chín ăn hàng ngày.

    • Điều trị giáng khí, chỉ tả: Vỏ quả đậu kiếm được sử dụng làm thuốc (đạo đậu xác). Sắc uống cùng hạt với lượng từ 10-15g, sắc cạn vfa còn lại 1/2 chén trong 1 giờ và uống mỗi ngày giúp điều trị hiệu quả bệnh chỉ tả, giáng khí.

    • Bỏ nấc cụt: Ngày dùng 9-15g hạt đậu kiếm khô sắc thành nước và uống và đun mềm và tán bột khấy nước uống, mỗi lần uống 5-6g, ngày dùng 2 lần.

    • Hạt đậu kiếm ăn được và thường được dùng để nấu cháo, làm nhân bánh, nấu xôi, làm tương đậu hoặc thức ăn cho vật nuôi.

    • Cây đậu kiếm cũng được trồng đa số để phủ đất trống và làm cây phân xanh.

    • Hỗ trợ bệnh tiểu đườngLấy 800g đậu rựa khô và 50g cải bẹ, 1 củ gừng tươi, 1 muỗng canh dầu vừng hoặc dầu lạc cùng với gia vị. Đem rửa sạch nguyên liệu và đun sôi dầu trên chảo rồi cho đậu vào xào trước khoảng 2 phút thì tiếp tục cho cải bẹ vào xào chín cùng gia vị vừa đủ. Cách này sẽ giúp phòng và chống bệnh tiểu đường thường gặp ở người thừa đường một cách hiệu quả.

    Cách chế biến đậu kiếm chữa bệnh
    Cách chế biến đậu kiếm chữa bệnh

     

    6. Lưu ý khi chế biến đậu rựa chữa bệnh

    • Mặc dù cây đậu kiếm có tác dụng chữa nhiều bệnh hiệu quả và yêu cầu người bệnh phải kiên trì trong quá trình sử dụng thuốc cũng như nhưng không được lạm dụng loại dược liệu này.

    • Mỗi ngày không nên dùng quá 15g đậu kiếm bởi sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt lên hệ tiêu hoá. Tốt nhất người bệnh mắc các chứng bệnh trên nên tham vấn qua ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên khoa y học cổ truyền trước khi sử dụng các bài thuốc chữa bệnh từ đậu kiếm tại nhà.

    • Người bệnh cần thận trọng khi sử dụng các bài thuốc từ đậu kiếm, nếu có bất cứ biểu hiện nào khác thường hãy ngưng ngay việc sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn chính xác. Những bài thuốc dân gian trên đây mang tính chất tham khảo vì đã được sử dụng phổ biến và truyền miệng nhau và chưa có cơ sở khoa học chứng minh rõ ràng.

    Trên đây là tổng hợp cách chế biến đậu kiếm thành các bài thuốc chữa bệnh cho bạn tham khảo. Để chắc chắn về các bài thuốc là hiệu quả và kết hợp trị đúng bệnh bạn cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nhé! Chúc các bạn có thêm nhiều thông tin thú vị và tốt đẹp qua bài viết này.