CHỈNH SỬA

Tiết lộ những cách chế biến tinh dầu gừng chữa bách bệnh

245

Không ít người hiện nay rất quan tâm tới cách chế biến tinh dầu gừng vì những lợi ích của nó trong cuộc sống. Gừng không chỉ là một loại gia vị, mà nó còn là vị thuốc đặc biệt thường được dùng trong Đông y rất tốt cho sức khỏe con người. Hãy cùng chúng mình theo dõi bài viết để biết thêm về cách thực hiện nhé

1. Tác dụng của tinh dầu gừng

Điều trị đau dạ dày và giúp tiêu hóa: Tinh dầu gừng được sử dụng như một phương thuốc chữa đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, chuột rút và đau dạ dày, đồng thời nó cũng là một phương thuốc chống lại cảm giác buồn nôn và buồn nôn.

Chống nhiễm trùng: Tinh chất của gừng có tác dụng khử trùng và tiêu diệt vi khuẩn và vi sinh vật rất mạnh. Với tác dụng này, tinh dầu gừng nguyên chất còn có thể điều trị các bệnh nhiễm trùng đường ruột, lỵ trực khuẩn, ngộ độc thức ăn.

Hỗ trợ điều trị các triệu chứng về đường hô hấp: Ngoài việc thông tắc đờm trong cổ họng và phổi, chiết xuất gừng còn có tác dụng điều trị cảm lạnh và điều trị các triệu chứng ho và hen suyễn. Hen suyễn, viêm phế quản và điều trị khó thở. Vì khi sử dụng gừng sẽ có tính ấm giúp làm tan chất nhờn và đào thải chúng ra ngoài cơ thể.

Giảm viêm: Viêm là phản ứng bình thường của cơ thể khỏe mạnh, đồng thời đây cũng là khả năng cơ thể chống lại vi rút,, vi khuẩn giúp chữa lành vết thương. Tuy nhiên, khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị vượt qua, chúng bắt đầu tấn công các mô cơ khỏe mạnh khác của cơ thể, gây đau, sưng và khó chịu.

Tăng cường sức khỏe tim mạch: Tinh dầu gừng có thể giúp điều trị bệnh tim bằng cách giảm mức cholesterol và ngăn ngừa cục máu đông. Ngoài tác dụng giảm mức cholesterol, tinh dầu gừng còn có khả năng chuyển hóa lipid, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường.

Chất chống oxy hóa mạnh mẽ: Gừng chứa  hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao giúp bảo vệ chống lại các tác động làm tổn thương tế bào, đặc biệt là tác động oxy hóa.

Kích thích tình dục: Tinh dầu gừng nguyên chất có khả năng kích thích ham muốn tình dục một cách tự nhiên. Ngoài tác dụng này, gừng còn hỗ trợ điều trị liệt dương, rối loạn cương dương, duy trì sự cương cứng khi giao hợp mà nguyên nhân có thể do các vấn đề về thể chất hoặc tâm lý.

Giảm lo âu: Khi cơ thể xuất hiện tình trạng lo âu, phiền muộn, mệt mỏi chỉ cần dùng tinh dầu gừng là có thể điều trị rất hiệu quả, khả năng làm ấm của gừng giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ và kích thích dễ dàng hơn, dẫn đến cảm giác sảng khoái thư giãn 

Giảm đau cơ và giảm đau bụng kinh: Chiết xuất gừng có thể giúp giảm đau bụng kinh, đau đầu, đau lưng và đau cơ. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cơ thể chúng ta nên hấp thụ từ 1 đến 2 giọt tinh dầu gừng mỗi ngày sẽ giúp điều trị và giảm đau cơ, khớp tốt hơn các loại thuốc giảm đau thông thường. 

Cải thiện chức năng gan: Do thành phần bảo vệ gan trong gừng là thành phần có khả năng chống oxy hóa cực mạnh nên còn có khả năng điều trị gan nhiễm mỡ do rượu, đây cũng là một giai đoạn rất gần của xơ gan và ung thư gan.

Tác dụng của tinh dầu gừng

2. Cách chế biến tinh dầu gừng 

Nguyên liệu

  • Gừng tươi

  • Dầu ăn/dầu dừa 

Cách thực hiện:

Bước đầu tiên: chọn gừng Bạn cần chọn những củ gừng tươi nhất, không quá già (già không ngon), không quá héo (vì gừng héo sẽ tiết ra ít dầu và chất lượng không cao). Đây là bước vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng tinh dầu tạo ra.

Bước 2: Rửa sạch, gọt vỏ và đập dập. Sau khi chọn được gừng, bạn rửa sạch gừng và cạo sạch vỏ. Bào gừng và ép lấy nước. Bạn cố gắng vắt hết sức có thể để lấy được nhiều nước gừng nhất có thể.

Bước 3: Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào rồi cho nước gừng vào đun sôi. Bạn cần rửa sạch chảo, bắc lên bếp cho khô rồi cho dầu ăn vào (lượng nước gừng gấp 3 lần). Đợi đến khi dầu ăn sôi thì cho nước gừng vào và tiếp tục đun nhỏ lửa.

Bước 4: Lấy tinh dầu gừng. Đợi một lúc cho sôi vừa đủ, tắt bếp và để nguội là bạn có thể thu được tinh dầu gừng nguyên chất, cho vào lọ dùng dần.

Cách chế biến tinh dầu gừng

3. Cách sử dụng tinh dầu gừng

Nếu muốn cải thiện lưu thông máu và sức khỏe tim mạch:  sử dụng 1 - 2 giọt tinh dầu gừng. Sau đó, tiến hành massage khoảng hai lần/ngày.

Nếu bạn bị đau cơ bắp và đau xương khớp: dùng 2 - 3 giọt tinh dầu, massage nơi bị đau mỗi ngày khoảng hai lần.

Nếu muốn tăng cảm xúc và nâng cao tinh thần: dùng 2 - 3 giọt tinh dầu từ gừng. Sau đó, dùng đèn xông hoặc máy khuếch tán để tạo không khí thoáng mát

Nếu muôn giảm tình trạng buồn nôn: sử dụng từ 2 - 3 giọt tinh dầu gừng và khuếch tán hương thơm khí. Hoặc bạn có thể pha loãng 1 - 2 giọt để uống với nước

Để kích thích khả năng ham muốn tình tục: sử dụng 2 đến 3 giọt tinh chất từ gừng, sau đó khuếch không khí. Hoặc dùng 1 - 2 giọt tin dầu, để bôi vào bụng dưới hoặc chân.

Hỗ trợ tiêu hóa và loại bỏ độc tố: sử dụng 2 - 3 giọt tinh dầu gừng để tắm với nước ấm

Cách sử dụng tinh dầu gừng 

4. Bảo quản tinh dầu gừng đúng cách 

Để sử dụng tinh dầu gừng một cách lâu dài. Hơn nữa vẫn đảm bảo chất lượng, thì có thể tham khảo 2 cách sau:

  • Nên để tinh dầu gừng ở những nơi thoáng mát, khô ráo. Đặc biệt, là tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

  • Cho tinh dầu gừng vào lọ thủy tinh hoặc hũ và đậy nắp kỹ để tránh bị bay hơi

Bảo quản tinh dầu gừng đúng cách 

Một số lưu ý cần nhớ:

  • Với trẻ em và người đang mang thai nên tránh sử dụng tinh dầu gừng.

  • Đừng để cho tinh dầu gừng tiếp xúc với mắt, vì nó có thể gây bỏng giác mạc

  • Không được dùng tinh dầu gừng để bôi lên các vết thương hở, chảy máu

Như vậy, chúng mình vừa giới thiệu về cách chế biến tinh dầu gừng đơn giản và hiệu quả nhất. Tinh dầu gừng được sử dụng rộng rãi ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới, được áp dụng trong nền y học dân gian từ ngàn xưa. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của gừng cũng như các chế biến nó. Chúc bạn thành công