CHỈNH SỬA

Khám phá Top 7+ Địa chỉ lăng tẩm ở Huế đẹp nhất

1488

Triều Nguyễn có 13 vua, nhưng do các lý do kinh tế và chính trị nên chỉ có 7 khu lăng tẩm được xây dựng, tất cả đều còn lại đến ngày nay với các lối kiến trúc riêng.Các lăng tẩm ở Huế được xây dựng từ khi vua còn tại vị nên đây không phải là chốn mộ địa u buồn mà có phong cảnh hữu tình với những chạm khắc tinh xảo, hài hòa với thiên nhiên.

MỤC LỤC

    1. Lăng Khải Định - Lăng tẩm ở Huế

    Địa chỉ: Khải Định, Thủy Bằng, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế

    Lăng Khải Định là một trong các lăng tẩm của các vị vua ở Huế tọa lạc tại Khải Định, Thủy Bằng, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Lăng Khải Định ở Huế được khởi công xây dựng từ 4/9/1920, quá trình xây dựng lăng tẩm đẹp bậc nhất xứ Huế này kéo dài trong 11 năm. Tuy lăng vua Khải Định ở Huế là lăng tẩm có diện tích nhỏ (diện tích lăng Khải Định là 117m × 48,5m), nhưng lại tiêu tốn thời gian hoàn thành lâu, và tốn nhiều công sức, tiền bạc nhất. Lăng Khải Định là sự kết hợp tinh tế của kiến trúc, văn hoá Đông và Tây, được thiết kế công phu, tinh xảo, lộng lẫy. 

    Lăng Khải Định Huế lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, là minh chứng cho sự giao thoa văn hóa Việt Nam với các nước phương Tây nổi bật một thời. Tổng thể lăng Khải Định Huế là một khối nổi hình chữ nhật, gồm có 127 bậc thang, qua 37 bậc đầu tiên là cổng Tam Quan, tiếp đến là Nghi Môn và sân Bái Đính, trên cao là hai tầng sân, mỗi tầng cách nhau 13 bậc, Cung Thiên Định nằm ở vị trí cao nhất.

    Từ cổng Tam Quan, bạn đi tiếp 29 bậc để đến khu vực Nghi Môn và sân Bái Đính, ở đó, bạn sẽ choáng ngợp khi được chiêm ngưỡng tượng các cận thần và binh lính xếp thành bốn hàng đối xứng, các tượng đều được trạm trổ những họa tiết vô cùng tinh xảo.

    Lăng tẩm nổi tiếng ở Huế
    Lăng tẩm nổi tiếng ở Huế

    Sau khi đi qua tầng chuyển cấp (tầng 3 và 4) bên trong lăng Khải Định Huế, bạn sẽ đến được Cung Thiên Định, nằm ở tầng thứ 5 cao nhất, là nơi chôn cất thi thể của vua Khải Định, và cũng là khu vực tham quan độc đáo nhất, cho thấy sự sáng tạo, phá cách và yêu nghệ thuật của vị vua triều Nguyễn Khải Định.

    Điện Khải Thành là một phần trong Cung Thiên Định, là nơi đặt án thờ và thi hài vua Khải Định, phía dưới điện đặt thi hài vua, bên trên là tượng đồng vua Khải Định. Kiến trúc ở Điện Khải Thành cho thấy sự công phu và tinh xảo. Giữa Điện Khải Thành là chính tẩm, có Bửu Tán nặng 1 tấn làm từ bê tông cốt thép, nhưng nhìn vào vô cùng thanh thoát, mềm mại.

    Lăng Khải Định được du khách nhận định là một trong những điểm check-in sống ảo đẹp ở Huế, có nhiều góc ảnh đẹp, bạn nên tham khảo các góc ảnh đẹp trước khi đến lăng để có được những khung hình đẹp nhất 

    2. Lăng Tự Đức - Lăng tẩm ở Huế

    Địa chỉ: thôn Thượng Ba, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

    Lăng Tự Đức là lăng tẩm ở Huế có tiến từ xa xưa về vẻ đẹp của nó tọa lạc ở xã Thủy Biểu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Khách du lịch đi thăm quan lăng nên thuê taxi hoặc đi xe riêng để có thể đi hết 1 tour các lăng ở quanh khu vực này như lăng Minh Mạng, lăng Khải ĐịnhLăng gồm hai phần chính: khu vực tẩm điện và lăng mộ. Hai phần này được bố trí song song với nhau, tiền án là núi Giáng Khiêm, hậu chẩm là núi Dương Xuân. minh đường chính là hồ Lưu Khiêm.

    Bước trên những bậc tam cấp làm bằng đá nhà Thanh, Khiêm Cung Môn hiện lên như một thế đối đẹp mắt với hồ Linh Khiêm ở trước mặt. Một tòa nhà hai tầng được xây dựng với dạng vọng lâu, nằm bên con hồ mang yếu tố “minh đường” để “tụ thủy”, “tích phúc”. Ở đây người ta hay thả thả hoa sen, những bông sen mộc mạc, giản dị, đậm chất của con người Việt Nam đã đi vào biết bao câu văn ý thơ của những người thi sĩ thật là không có loài hoa nào có thể thay thế được. Đúng như những câu thơ đã đi vào tâm niệm của biết bao những người con dân Việt Nam: “Trong đầm gì đẹp bằng sen – Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng”.

    Không chỉ có những bông sen ngát hương mà giữa hồ còn có các hòn đảo nhỏ để người ta trồng các loài hoa hay nuôi thú. Một trong những điểm dừng chân không thể không kể tới trong khuôn viên hồ Linh Khiêm đó chính là Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ. Đây là nơi vua hay ngồi đọc sách, làm thơ,… khi bốn bề xung quanh là sắc xanh của trời đất, là hương thơm dịu dàng của mùi hoa đồng nội, là tiếng chim, là những hòn đảo trồng vạn loài hoa tỏa sắc.

    Cảnh sắc của lăng Tự Đức tựa như một bức tranh mang đầy màu sắc cổ điển với những cây cầu bắc ngang qua con hồ nhỏ. Với những hàng thông xanh rì rào trong gió, khách du lịch sẽ được trải nghiệm trong một khoảng không gian trong lành, thoáng đãng, và không khó để có được một bức ảnh check in cực kì “cổ điển”, đậm đà màu sắc “cổ trang”.

    3. Lăng Gia Long - Lăng tẩm ở Huế

    Địa chỉ: 9H6W+PP8, Hương Thọ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế

    Lăng Gia Long là một trong những công trình lăng tẩm ở Huế nổi tiếng đỉnh cao thời triều Nguyễn. Ẩn mình giữa rừng thông rộng lớn, với 42 ngọn đồi núi lớn nhỏ, lăng Gia Long (còn có tên gọi khác là Thiên Thọ Lăng) là lăng mộ của vua Gia Long (1762-1820). Lăng được bắt đầu xây dựng từ năm 1814 và đến năm 1820 mới hoàn tất.Toạ lạc tại một vùng núi hẻo lánh, lăng Gia Long được xây dựng ở ngọn đồi cao nhất của Thiên Thọ Sơn (Nay thuộc địa phận xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, Huế).

    Nơi đây được cho là “tập trung được mọi ảnh hưởng tốt lành tỏa ra từ nhiều núi đồi bao quanh”, và là nơi mà “ảnh hưởng tốt lành sẽ còn mãi mãi trong suốt mười ngàn năm”.Các công trình được trải ra theo chiều ngang, rộng mênh mông nhưng không có lầu đài đình tạ và cũng không xây dựng la thành. Lăng Gia Long mang vẻ đẹp cổ kính, hoang sơ và yên bình. Đến với Huế, du khách hãy một lần ghé thăm lăng Gia Long để chiêm ngưỡng được nét đẹp và khám phá câu chuyện về tình yêu bất tử gắn liền với lăng mộ này nhé.

    Lăng tẩm uy nghi ở Huế
    Lăng tẩm uy nghi ở Huế

    Toàn cảnh Lăng Gia Long đẹp như một bức tranh tuyệt tác giữa thiên nhiên và kiến trúc xưa. Có lẽ, vua Gia Long đã có dự kiến trước khi chọn một nơi đẹp đẽ, đậm chất thơ này để gửi gắm giấc ngủ ngàn thu của mình. Nếu đến Huế, các bạn nhất định phải ghé thăm lăng Gia Long.

    Lăng Gia Long đón khách mỗi ngày, đóng cửa khi nắng tắt. Thế nhưng, theo những người dân nơi đây, du khách nên đến thăm lăng vào buổi chiều. Khi hoàng hôn xuống, nét đẹp của thiên nhiên sẽ phủ lên cảnh vật nơi đây một vẻ quyến rũ, bí ẩn khó tả.

    4.  Lăng Minh Mạng Lăng tẩm ở Huế

    Địa chỉ:  QL49, Hương Thọ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế

    Lăng Minh Mạng là một trong những công trình lăng tẩm ở Huế nổi tiếng đỉnh cao thời triều Nguyễn nằm trên ngọn núi Cẩm Kê cách thành phố Huế khoảng 14km, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp nguồn tạo thành sông Hương. Lăng được khởi công xây dựng vào tháng 9 năm 1840 và được vua Thiệu Trị tiếp tục xây dựng hoàn tất vào năm 1843.Lăng Minh Mạng là một mô hình kiến trúc quy mô gồm 40 công trình lớn nhỏ, nằm trên một khu đồi núi sông hồ thoáng mát được bố trí trên một trục dọc theo đường Thần đạo dài 700m từ Đại Hồng môn ở ngoài cùng tới chân tường của la thành sau mộ vua.

    Lăng Minh Mạng được 1 trong những vị vua giỏi thiết kế và thi công nên công trình rất đẹp và thoáng mát. Có con sông nhỏ chảy giữa khu vực này nên cảm giác rất thoải mái trong những ngày hè. Thiết kế đẹp đậm chất Việt Nam có sông, núi và hàng thông nên xét về phong thủy rất tốt.

    Hình thế của lăng tựa dáng một người đang nằm nghỉ trong tư thế đầu gối lên núi Kim Phụng, chân duỗi ra ngã ba sông trước mặt, hai nửa hồ Trừng Minh như đôi cánh tay buông xuôi tự nhiên.du khách đứng ở cầu Hữu Bật nhìn về phía nam, cảnh vật núi non cây cỏ in bóng xuống đáy hồ Trừng Minh trông như bức tranh thủy mặc.

    Thầy địa lý Lê Văn Đức thật chí lý khí chọn địa cuộc này vì vừa hợp với thuật phong thủy, vừa hợp với cảnh quan chung quanh. Toàn bộ lăng giống như cơ thể con người nằm gối đầu lên một ngọn đồi cao trong vùng, tứ chi xuôi duỗi ra phía ngã ba sông gần đó.Đây không chỉ là điểm tham quan được nhiều du khách lựa chọn mà còn là nơi linh thiêng. Rất đông đảo người dân Huế và cả khách du lịch các vùng khi tới đây đều dừng để thăm quang

    5. Lăng Thiệu Trị - Lăng tẩm ở Huế

    Địa chỉ: CH9F+42V, Thủy Bằng, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế

    Lăng tẩm ở Huế Thiệu Trị nằm dựa lưng vào núi Thuận Đạo, ở địa phận làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, thành phố Huế, cách trung tâm thành phố khoảng 8 km. So với lăng tẩm các vua tiền nhiệm và kế vị, lăng Thiệu Trị có những nét riêng. Đây là lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn

    Vua Tự Đức đã cho xây dựng lăng vua Thiệu Trị theo mô thức kiến trúc và phần lớn ý đồ do vua cha để lại. Trước thời điểm khởi công xây dựng lăng này, ở Huế chỉ mới có hai lăng là lăng Gia Long và Minh Mạng. Khi còn sống vua Thiệu Trị đã tham khảo nghệ thuật kiến trúc lăng tẩm của hai vua tiền nhiệm để đưa ra đồ án xây dựng ngôi nhà vĩnh cửu, nơi mình sẽ an giấc ngàn thu.

    Tổng thể kiến trúc của lăng Thiệu Trị là sự kết hợp và chọn lọc từ mô thức kiến trúc của lăng Gia Long và lăng Minh Mạng. Xương Lăng giống với Thiên Thọ Lăng ở chỗ đều không có La thành, khu vực lăng mộ và tẩm điện biệt lập, song song với nhau. Xương Lăng lại giống Hiếu Lăng ở cách thức mai táng và xây dựng Toại đạo, Bửu thành hình tròn với hồ Ngưng Thúy hình bán nguyệt bao bọc ở phía trước. Lăng gồm hai khu vực: lăng và tẩm.

    Lăng tẩm nổi tiếng ở Huế
    Lăng tẩm nổi tiếng ở Huế

    Phần lăng nằm ở bên phải, phía trước có hồ Nhuận Trạch thông với hồ điện ở trước khu tẩm qua một hệ thống cống ngầm và nối với hồ Ngưng Thúy ở trước Bửu thành, tạo thế "chi huyền thủy" chảy quanh co trong lăng. Ngay sau hồ Nhuận Trạch là nghi môn bằng đồng đúc theo kiểu "long vân đồng trụ" dẫn vào Bái Đình rộng lớn. Hai hàng tượng đá ở hai bên tả, hữu của sân là tiêu biểu của nghệ thuật tạc tượng đầu thế kỷ XIX ở Huế. 

    Bao quanh lăng vua Thiệu Trị Huế là khung cảnh thanh bình của đồng quê, cây cối xanh tươi, ruộng đồng xanh ngát trải dài, cùng với đó là hệ thống lăng của mẹ, vợ, các ông hoàng, bà chúa, con vua Thiệu Trị quây quần, đoàn tụ bên nhau.

    Ngày nay, lăng Thiệu Trị trở thành địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở Huế thu hút hàng trăm du khách trong và ngoài nước.

    6. Lăng Dục Đức - Lăng tẩm ở Huế 

    Địa chỉ: Phường Phước Vĩnh, Thành Phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, An Cựu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

    Nói đến lăng tẩm ở Huế không thể không nhắc đến Lăng Dục Ðức tên chữ An Lăng - một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế, là nơi an táng vua Dục Ðức, vị vua thứ 5 của triều đại nhà Nguyễn, tọa lạc tại thôn Tây Nhất, làng An Cựu, xưa thuộc huyện Hương Thủy, nay thuộc phường An Cựu, thành phố Huế, cách trung tâm thành phố chưa đầy 2km. Buổi đầu là nơi an táng vua Dục Đức, sau này cùng an táng các vua Thành Thái và Duy Tân.

    Toàn bộ quần thể kiến trúc nằm trong một khu vực rộng gần 6ha, bao gồm lăng vua Dục Ðức, hoàng hậu và 42 tẩm mộ ông hoàng bà chúa cùng 121 ngôi mộ đất của những người thuộc Ðệ Tứ Chánh phái Nguyễn Phước tộc.Trung tâm của lăng mộ nằm ngay sau cửa tam quan thứ hai, có ngôi nhà Huỳnh Ốc được xây dựng trên một nền hình vuông mỗi cạch 8m. Nhà xây như một phương đình với dạng cổ lầu, mái lợp ngói hoàng lưu ly. Bờ nóc bờ quyết chắp hình rồng và phụng, nội thất trang hoàng đơn giản. Các công trình kiến trúc nằm trong khu tẩm điện với diện tích mặt bằng 6.245m².

    Công trình chính là điện Long Ân là một tòa nhà kép làm theo kiểu cung điện Huế, với 6 bộ vì kèo nóc ở 5 gian nhà trước được kết cấu theo lối “chồng rường giả thủ”, trang trí mặt hổ phù rất tinh xảo. Đây là một công trình kiến trúc gỗ có giá trị nghệ thuật trong hệ thống công trình kiến trúc cung đình triều Nguyễn ở Huế.

    Khu tẩm điện cách khu lăng mộ khoảng 50m, diện tích rộng 6.245m², có vòng la thành chu vi 260m, cao 2,3m, dày 0,5m bao bọc. Ở cả 4 mặt la thành đều trổ 1 cửa, cửa sau thông với một vòng tường thành hình thang vuông giới hạn khu vực ăn ở của các cung phi và gia nhân. Cổng chính phía trước làm theo lối tam quan, trên đắp 4 tầng mái ximăng giả ngói ống, thân cổng chia làm nhiều ô hộc để trang trí. Các cổng bên và cổng sau đều làm theo lối cửa vòm, trên có 2 tầng mái giả ngói. Sau cổng chính là bình phong, rồi đến sân chầu lát gạch Bát Tràng.

    Lăng Dục Đức đón khách mỗi ngày, đóng cửa khi nắng tắt. Thế nhưng, theo những người dân nơi đây, du khách nên đến thăm lăng vào buổi chiều. Khi hoàng hôn xuống, nét đẹp của thiên nhiên sẽ phủ lên cảnh vật nơi đây một vẻ quyến rũ, bí ẩn khó tả.

    7. Lăng Đồng Khánh - Lăng tẩm ở Huế  

    Địa chỉ: Xã Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

    Lăng tẩm ở Huế được Top1Hue.com nhắc cuối cùng là lăng Đồng Khánh (Tư Lăng) Lăng Đồng Khánh là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 11-12-1993. Lăng nằm tại xã Thủy Xuân, thành phố Huế..Quá trình xây lăng Đồng Khánh diễn ra qua 4 đời vua (1888-1923) vì vậy lăng Đồng Khánh mang dấu ấn hai trường phái kiến trúc của hai thời điểm lịch sử khác nhau.

    Tóm lại công việc xây dựng lăng tẩm của vua Đồng Khánh đã được bắt đầu từ cuối đời của chính ông (1888 - xây dựng khu vực điện Truy Tư sau đổi thành điện Ngưng Hy), làm thêm từ đầu đời vua Thành Thái (1889 - khu vực lăng mộ), rồi sửa chữa và mở rộng thêm quy mô dưới thời vua Khải Định các năm 1916, 1917, 1921 và 1923. Thực tế công cuộc xây dựng lăng vua Đồng Khánh diễn ra nhiều đợt, trong thời gian dài 35 năm (1888 - 1923), qua 4 đời vua: Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định. Điều kiện lịch sử thời bấy giờ đã ảnh hưởng không nhỏ đến các yếu tố kiến trúc nghệ thuật xây dựng lăng, nền nghệ thuật thuần túy dân tộc đã bị phôi pha, trộn lẫn với các giá trị kiến trúc phương Tây.

    Lăng tẩm đẹp cổ kính ở Huế
    Lăng tẩm đẹp cổ kính ở Huế

    Về mô thức kiến trúc, lăng vua Đồng Khánh không khác gì các lăng vua Nguyễn trước đó, ở cả hai khu vực lăng và tẩm có khoảng 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ với mật độ tương đối dày. Khu vực tẩm quay về hướng đông - nam, ngay trước mặt có đào ao hồ bán nguyệt để làm yếu tố “minh đường”, ngọn đồi Thiên An cách đó khoảng 3 km được dùng làm tiền án. Khu vực lăng mộ quay về hướng đông - đông nam, tiến án là núi Thiên Thai. Tương quan viên ở lăng Đồng Khánh được đắp bằng vôi gạch với dáng cao, nhưng gầy.

    Khu lăng: Kiến trúc lăng mộ hầu như được “Âu hóa” hoàn toàn từ kiến trúc, trang trí đến vật liệu xây dựng. Nhà bia là sự biến thể của kiến trúc Romance pha trộn kiến trúc Á Đông. Tượng quan viên cao, gầy đắp bằng xi măng và gạch thay cho tượng đá, ngói ác toa, gạch ca rô.Bên trong điện là không gian nội thất vàng son lộng lẫy. Hàng trăm hình ảnh và câu thơ được chạm khắc hoặc viết vẽ lên các pa-nô và hệ thống liên ba đố bản. Một loạt hình ảnh trang trí độc đáo ở nội điện Ngưng Hy là vẽ cảnh sinh hoạt của 24 câu chuyện trong “nhị thập tứ hiếu”

    Do nằm cách xa trung tâm TP nên lăng Đông Khánh chưa được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, nếu ai đã từng đặt chân đến đây một lần rồi sẽ khó có thể quên được những hình ảnh, cảm xúc ở đây mang tới.

    Nếu bạn có dịp đặc chật đến với Huế du lịch thì bạn nhớ ghé thăm lăng tẫm của các vị vua thời Nguyễn ở Huế mang đâm nét cổ điển.Tuy rằng lịch sử các vị vua có nhiều thăng trầm, Nhưng ta phải công nhận rằng những danh lam thắng cảnh các lăng tẩm ở Huế thời xưa được tạo ra bằng công cụ thô sơ quá sức tuyệt vời của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam ta.