CHỈNH SỬA

Danh sách 14+ chùa ở Huế đẹp và linh thiêng nhất

1595

Thành phố Huế đâu chỉ có những danh lam thắng cảnh hay núi đồi xanh tươi, mà còn có các ngôi chùa nổi tiếng với những câu chuyện rất riêng. Những ngôi chùa ở thành phố này là nơi không chỉ là nơi thờ phượng, lưu giữ dấu ấn Phật giáo, mà còn thu hút những ai thích chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các công trình kiến trúc tôn giáo. Chùa ở Huế là một điểm nhấn đối với khách bốn phương, nơi họ có thể tịnh tâm, thư giãn và cầu an cho gia đình. Nếu bạn đang lên kế hoạch du lịch Huế thì đừng quên bổ sung những ngôi chùa Huế nổi tiếng như chùa Thiên Mụ, chùa Huyền Không, chùa Từ Hiếu, chùa Linh Quang,… vào danh sách tham quan nhé.

MỤC LỤC

    1. Chùa Thiên Mụ - Chùa ở Huế

    Địa chỉ: FG3V+7XC, Hương Hòa, Thành phố Huế, Hương Hòa Thành phố Huế Thừa Thiên Huế

    Ở thành phố Huế có một ngôi chùa thu hút sự quan tâm truyền thông trong nước lẫn quốc tế, đó chính là Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê. Trong số các ngôi chùa ở Huế thì đây là ngôi chùa cổ xưa nhất.Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu năm 1601, đời chúa Tiên - Nguyễn Hoàng.Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô được mở rộng ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ đã từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua Nguyễn

    Chùa Thiên Mụ - Chùa đẹp nổi tiếng ở Huế
    Chùa Thiên Mụ - Chùa đẹp nổi tiếng ở Huế

    Qua nhiều đợt tu sửa lớn nhỏ, ngoài những công trình kiến trúc như tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm... cùng bia đá, chuông đồng, chùa Thiên Mụ ngày nay còn là nơi có nhiều cổ vật quý giá không chỉ về mặt lịch sử mà còn cả về nghệ thuật. Những bức tượng Hộ pháp, tượng Thập Vương, tượng phật Di Lặc, tượng Tam Thế Phật... hay những hoành phi, câu đối ở đây đều ghi dấu những thời kỳ lịch sử vàng son của chùa Thiên Mụ.Tháp 7 tầng, cao 21m, được xây bằng gạch. Khám phá sâu bên trong là điện Đại Hùng, chính điện và cũng là gian lớn nhất của chùa.

    Trong khuôn viên của chùa là cả một vườn hoa cỏ được chăm sóc vun trồng hàng ngày. Ở đó, hòn nam bộ. của vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam là Đào Tấn được đặt gần chiếc xe ô tô - di vật của cố Hòa Thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963.

    Cuối khu vườn là khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu, vị trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp đời.

    2. Chùa Báo Quốc - Chùa ở Huế

    Địa chỉ: 17 Bảo Quốc, Phường Đúc, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

    Chùa ở Huế - Báo Quốc tọa lạc trên đồi Hàm Long, nằm ở đường Báo Quốc, thuộc phường Phường Đúc, thành phố Huế. Chùa được xây dựng theo hình chữ Khẩu, do Hòa Thượng Giác Phong  khai sơn vào thế kỷ 17, vào thời kỳ vua Lê Dụ Tông và có tên là Hàm Long Tự. Đến năm 1747, Chúa Nguyễn Phúc Khoát ban cho chùa tấm biển “ Sắc Tứ Báo Quốc Tự” có ghi dòng chữ: “ Quốc Vương Từ Tế đạo nhân ngự đề”.

    Với bề dày lịch sử từ thời xa xưa, cho đến ngày nay chùa Báo Quốc vẫn giữ được mọi người biết đến là chốn thanh tịnh, yên bình. Ngoài ra, chùa Báo Quốc không chỉ là nơi  thờ tự mà còn là trung tâm tu học quan trọng ở Huế. Năm 1930, trong phong trào chấn hưng Phật Giáo, chùa đã có những đóng góp tăng tài quan trọng cho Phật Giáo.

    Ngôi chùa có diện tích khuôn viên rộng khoảng 2 ha. Nhìn từ phía ngoài vào chùa là cổng Tam Quan, với những vài chục bậc thang cao, ấn tượng với cổng Tam Quan của chùa với những nét rêu phong cổ kính có từ lâu đời, quy mô đồ sộ. Ngay sau Cổng Tam Quan là sân rộng với những tán cây xanh rợp bóng, đi vào cuối sân là khu vực chính điện.

    Khu vực Chính điện được xây thành ba gian hai chái, với những nét trang trí rất công phu, các trụ cột, bên vách tường đều có hoa văn bằng mảnh sành hay những họa tiết hình rồng, bên trong khu Chính Điện, là nơi thờ cúng trang nghiêm. Ngoài ra, ở dưới chân đồi của ngôi chùa còn có giếng nước nổi tiếng, gọi là giếng Hàm Long, bởi mạch nước ở giếng phun ra như vòi rồng, vì nước trong, thơm và ngọt, nên được người dân tiến dân các Chúa.

    Trong khuôn viên chùa còn có Tượng đài Quan Thế Âm Bồ Tát, phía sau Chùa là khu tháp Tổ, là khu tháp của Ngài Giác Phong, Tổ khai sơn ngôi cổ tự này. Xung quanh chùa đều là các cây xanh lâu năm, với những tán lá rộng, nên rất thoáng mát và yên tĩnh.

    Ngày nay, với vị trí thuận lợi, nằm giữa lòng Cố Đô Huế nên quanh năm có khá nhiều du khách đến ghé thăm chùa với tấm lòng hướng thiện, một lòng cầu an.

    3. Chùa Huyền Không - Chùa ở Huế

    Địa chỉ: Hương Hồ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế

    Chùa Huyền Không là một trong các ngôi chùa ở Huế nổi tiếng, tọa lạc tại thôn Chầm, phường Hương Hồ, thành phố Huế, một thắng cảnh của cố đô Huế,được Thượng tọa Giới Đức khai sơn năm 1989.Chùa Huyền không được xây dựng nằm ở lưng chừng núi với vẻ đẹp kỳ lạ, huyền ảo. Chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông. Chùa nằm giữa khu rừng thông quanh năm xanh tươi, mát mẻ, chim hót líu lo.

    Chùa không có cổng Tam quan to lớn mà cổng chùa chỉ bình thường như cổng của một ngôi nhà sân vườn Huế. Khuôn viên chùa được bài trí hài hòa, mang lại cảm giác thanh tịnh cho bất kỳ ai đến vãn cảnh. Khu vực chùa có Chánh điện, Am mây tía, Nghinh lương đình, Nhà khách, Chúng hòa đường (nhà sinh hoạt), Quá thiện đường (nhà ăn), Tăng xá, Cốc liêu chư Tăng-Ni, cây cảnh…Đặc biệt, khu Am mây tía là nơi ở, thư phòng, nơi tiếp khách và viết thư pháp của sư trụ trì. Đây cũng là nơi những người yêu thích văn chương thi phú, nghệ thuật thư pháp tìm đến để đàm đạo, bình thơ, luyện bút, khoe chữ…

    Chánh điện chùa Huyền Không là biến thể của một ngôi nhà rường Huế với phong cách kiến trúc và chất liệu truyền thống để giữ dáng dấp hồn Huế, hồn Việt, lấy sự hài hòa với thiên nhiên, với hồn thơ làm ý tưởng chủ đạo; nhẹ vai trò tín ngưỡng, trọng tâm là hướng sống thiền, sống đạo.

    Chùa Huyền Không - Chùa đep ở Huế
    Chùa Huyền Không - Chùa đep ở Huế

     

    4. Chùa Diệu Đế - Chùa ở Huế

    Địa chỉ: Bạch Đằng, Phú Cát, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

    Chùa Diệu Đế là ngôi chùa ở Huế có tiếng toạ lạc bên bờ sông Hộ Thành người Huế gọi là sông Gia Hội hoặc sông Đông Ba nay là số 100B đường Bạch Đằng, gần cầu Gia Hội. Chùa Diệu Đế có một vị trí quan trọng trong lịch sử Phật giáo ở Huế. Chùa nguyên là phủ của vua Thiệu Trị trước khi lên ngôi nên đã có cảnh quan rất đẹp, với vườn tược rộng rãi, cây cối xanh tươi. Năm 1844 nhà vua đã tôn tạo và sắc phong làm Quốc tự. Chùa trở thành một danh lam của đất kinh kỳ.

    Chánh điện của Diệu Đế được xây dựng trên đỉnh đồi. Khu vực này bài trí nhiều bàn ghế gỗ, ghế đá thuận tiện cho du khách nghỉ ngơi, và ngắm nhìn toàn cảnh sông nước đòi núi  bên dưới.

    Vào những năm 1960, chùa Diệu Đế là nơi xuất phát của đám rước tượng Phật, với các xe hoa và hàng vạn Phật Tử của thành phố Huế lên chùa Từ Đàm vào dịp lễ Phật Đản hằng năm. Chùa cũng là nơi diễn ra những cuộc đấu tranh của Phật giáo chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm và các chính quyền của miền nam sau đó. Ngày nay nét huy hoàng cũ chỉ còn thấy ở chính điện, ở các bức phướn lớn rất đẹp rũ từ trên trần xuống, ở hoa văn trang trí trên trần và các bức họa về cuộc đời đức Phật.

    Chùa Diệu Đế hứa hẹn trở thành nơi tham quan nổi tiếng tại Huế.

    5. Chùa Từ Hiếu - Chùa ở Huế

    Địa chỉ:  Duong Xuan Thuong III village, Thủy Xuân, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

    Chùa Từ Hiếu hay còn gọi là Tổ đình là ngôi chùa ở thôn Dương Xuân Thượng III village, Thủy Xuân, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế. Chùa Từ Hiếu được coi là ngôi chùa ở Huế với tuổi đời gần 200 năm và là một danh lam có tính văn hoá và lịch sử của cố đô Huế.Chùa Từ Hiếu nằm khuất trong một rừng thông trên một vùng đồi (núi) của phường Thủy Xuân. Khuôn viên chùa rộng chừng 8 mẫu, phía trước có khe nước uốn quanh, phong cảnh thơ mộng.

    Trước cổng chùa có ngôi tháp cao 3 tầng được xây dựng vào năm 1896 dùng làm nơi tàng trữ kinh tượng theo sắc chỉ của nhà vua. Cổng chùa được xây theo kiểu vòm cuốn, hai tầng có mái che và ngay trước con đường lát gạch để vào chánh điện là một hồ bán nguyệt trồng sen và nuôi cá cảnh(cá trê,.v.v.). Cấu trúc chùa theo kiểu ba căn hai chái, trước là chính điện thờ Phật, sau là Quảng Hiếu Đường. Ở khu nhà hậu có án thờ Tả quân đô thống Lê Văn Duyệt cùng con ngựa gỗ và thanh đại đao của ông.

    Chùa Từ Hiếu - Chùa cổ kính ở Huế
    Chùa TTừ Hiếu - Chùa cổ kính ở Huế

     

    Hai bên sân chùa có hai lầu bia để ghi lịch sử xây dựng chùa. Chùa được xây theo kiểu: chính điện ba căn, hai chái, phía trước thờ Phật, phía sau thờ Tổ. Nhà hậu là Quảng Hiếu đường, ở giữa thờ đức thánh quan, bên trái thờ hương linh phật tử tại gia, bên phải thờ các vị Thái giám..., bên tả sân hậu là Tả Lạc Thiên (nhà tăng) và bên hữu là Hữu Ái Nhật (nhà khách).

    Xung quanh ngôi chùa Từ Hiếu còn có khá nhiều lăng mộ các vị phi tần của các chùa Nguyễn. Do địa thế đẹp, yên tĩnh lại không xa thành phố Huế nên nơi đây là nơi điểm vui chơi dã ngoại của thanh niên Huế vào những ngày nghỉ, ngày lễ. Chùa Từ Hiếu là một trong những ngôi chùa cổ đón khách du lịch trong và ngoài nước đông nhất cố đô Huế.

    6. Chùa Thiên Minh - Chùa ở Huế

    Địa chỉ: 91 Điện Biên Phủ, Trường An, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

    Chùa Thiên Minh là một trong năm ngôi chùa ở Huế tọa lạc 91 Điện Biên Phủ, Trường An, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.Khác với vẻ đồ sộ, hoành tráng thường thấy của những ngôi chùa, chùa Thiên Minh được biết đến với lối kiến trúc cổ, mang vẻ thanh tịnh trầm mặc, và tồn tại với thời gian. Bên đường còn có đặt ghế đá để khách có chỗ nghỉ ngơi. Mặc dù có lối đi khác dễ dàng hơn, nhưng khách hành hương vẫn hay chọn con đường này vì tin tưởng rằng, nó sẽ phần nào thể hiện lòng thành khẩn của mình đối với Phật.

    Đến tham quan chùa Thiên Minh, ngài việc cầu an, thưởng cảnh, bạn còn được nghe câu chuyện tiền kiếp kỳ lạ được lưu truyền trong dân gian. Chuyện là, vị Hòa thượng Mật Nguyện và một kỹ sư người Mỹ tên Blank M là hai cha con tiền kiếp với nhau. Họ có nét mặt giống hệt nhau mặc dù hoàn toàn khác nhau về quốc tịch, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa. Anh kỹ sư này đã quyết định sang Việt Nam để gặp vị Hòa thượng Mật Nguyện do liên tục được báo mộng và thôi thúc anh lên đường để tìm người cha kiếp trước của mình.

    7. Chùa Hồng Đức - Chùa ở Huế

    Địa chỉ:  201 Minh Mạng, Thủy Xuân, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

    Chùa ở Huế Hồng Đức tọa lạc ở số 201 Minh Mạng, xã Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa do Sư bà Thích Nữ Diệu Không (1905 – 1997) sáng lập.Giữa sân chùa có đặt những gốc cây, tảng đá nhiều kích cỡ, được khắc họa tỉ mỉ. Toàn bộ kiến trúc chùa được chia làm 5 cảnh theo “Ngũ cảnh thiền môn”, bao gồm: cảnh thứ nhất – Cổng Ta Quan, cảnh thứ hai – Vườn Lộc Uyển, cảnh thứ ba – Chánh điện Chùa, cảnh thứ tư – Quan Âm Các, và cảnh thứ năm – Điện Quan Thánh.

    Đặc biệt là, tất cả trụ cột bên trong chùa đều nối với nhau bằng con mộng, không sử dụng một cây đinh nào. Nội thất của chùa làm từ vật liệu gỗ, chạm đục rất tỉ mỉ, trau chuốt công phu với những họa tiết hoa văn, linh vật rất độc đáo.Chùa hiện đặt Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Huế.

    Học viện được quyết định của Ban Tôn giáo của Chính phủ cho phép thành lập ngày 22 – 4 – 1997. Học viện đã long trọng tổ chức lễ khai giảng khóa học đầu tiên cho 165 tăng ni vào ngày 12 – 9 – 1997.Giảng đường Học viện được khánh thành vào ngày 13 – 7 – 1998. Giảng đường được thiết kế 2 tầng, dài 36m, rộng 14m, cao 12,5m, diện tích cả 2 tầng là 1008m2, tổng chi phí xây dựng gần 1 tỷ đồng.Học viện đã tổ chức lễ tốt nghiệp và cấp phát văn bằng Cử nhân Phật học  khóa II (2001 – 2005) vào ngày 25 – 7 – 2005. Viện trưởng Học viện hiện nay là Hòa thượng Thích Chơn Thiện.

    Chùa Hồng Đức không chỉ là nơi tăng chúng tu học, nơi sinh hoạt và tu tập của các đạo tràng, nơi các Phật tử tụng kinh, niệm Phật, còn là điểm đến của nhiều đoàn du khách khi có dịp đến với xứ trầm hương.

    8. Chùa Quảng Tế - Chùa ở Huế

    Địa chỉ:  12 Thanh Hải, Thủy Xuân, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

    Nhắc đến chùa ở Huế, không thể bỏ qua chùa Quảng Tế tọa lạc ở triền núi Hoàng Long, đường Thanh Hải, xã Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.Chùa Quảng Tế được lập vào cuối đời vua Gia Long. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chùa có nhiều pho tượng thờ quý của thế kỷ 19, mỗi tượng cao 0,44m làm bằng nan tre và đất sét, phủ sơn, thếp vàng.Chùa được trùng tu vào các năm 1904. Năm 1929, 1938, Hòa thượng Thanh Trí tổ chức trùng tu chùa, lợp ngói, mở rộng tăng xá. Thượng tọa Thích Chơn Hương trụ trì chùa từ năm 1978 đến nay. Ngôi chùa ngày nay được xây dựng quy mô to đẹp nhưng vẫn mang nét thanh tịnh chốn thiền môn.

    Chùa Quảng Tế- Chùa nổi tiếng ở Huế
    Chùa Quảng Tế- Chùa nổi tiếng ở Huế

     Đây là một ngôi chùa đã tồn tại từ rất lâu đời ở vùng đất này, được khai sơn bởi ngài Hải Nhu đắc đạo dưới cây Kén đại thụ. Hiện nay, cây đại thụ này đã trên 200 tuổi và vẫn còn trong sân chùa khuôn viên như một biểu tượng oai phong trường tồn của chùa.

    Phong cảnh nơi đây thoáng đãng nhưng trang nghiêm, thanh tịnh: phía Tây là đồng lúa bát ngát, với hồ sen sâu rộng, và xa xa là dãy núi cao trập trùng. Đặc biệt, chùa còn giữ bản sắc tứ do vua Gia Long ban và quả chuông cổ cao tới 1m. Hãy đến tham quan chùa Quảng Tế, để xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp truyền thống văn hóa nơi đây bạn nhé.

    9. Chùa Diệu Viên  - Chùa ở Huế

    Địa chỉ:  126 Nguyễn Hữu Cảnh, Thủy Thủ, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế

    Chùa Diệu Viên là một trong năm ngôi chùa ở Huế tọa lạc trên một ngọn đồi, tại xã Thủy Dương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế, cách thành phố Huế khoảng 5km.Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa do Sư bà Thích Nữ Hướng Đạo khai sơn năm 1924. Báo Giác Ngộ ngày 18 – 12 – 2002 cho biết đây là ngôi chùa sư nữ đầu tiên tại Huế. Cuối năm 1926, Vua Bảo Đại sắc phong Sắc tứ Diệu Viên Sư nữ Tự. Chùa được trùng tu, mở rộng vào các năm 1929 và 1953.

    Năm 1958, chùa mở cơ sở sản xuất tương, nhang, bánh in. Năm 1959, chùa thành lập bệnh xá giúp đỡ cho đồng bào nghèo, khám bệnh, cấp thuốc miễn phí. Năm 1960, chùa mở nhà dưỡng lão làm nơi cư ngụ cho các ông bà cụ neo đơn, tàn tật. Năm 1962, chùa thành lập cơ sở may tạo công việc làm ăn cho các thanh thiếu nữ địa phương, thành lập trường sơ học miễn phí giúp cho những người mù chữ và tổ chức trùng tu lần thứ ba. Năm 1965, chùa mở vườn trẻ Lâm Tỳ Ni. Năm 1966, chùa xây cổng Thanh Trúc động Quán Thế Âm.

    Chùa Diệu Viên được trùng tu lần thứ tư, khánh thành vào ngày 23 – 3 – 2001, trở thành ngôi tự viện khang trang. Các hoạt động từ thiện xã hội như: viện dưỡng lão, trường mẫu giáo, phòng châm cứu… đã hoạt động có hiệu quả, đem lại niềm an lạc cho biết bao người.

    10. Chùa Phổ quang  - Chùa ở Huế

    Địa chỉ: 83 Thiên Thai, An Tây, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

    Chùa Phổ Quang là một trong số ngôi chùa ở Huế nổi tiếng tọa lạc tại 83 Thiên Thai, An Tây, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Nằm gần cuối con đường nhỏ, gắn liền với những thăng trầm của lịch sử, đây là địa điểm thu hút nhiều du khách đến tham quan. Cảnh quan nơi đây rất đẹp và thanh tịnh.Giữa nhịp sống náo nhiệt thường ngày của thành phố, chùa Phò Quang tựa như một chốn bồng lai, đượm vẻ huyền diệu, đem lại không khí tịch liêu đến nhẹ lòng cho bất cứ ai ngay khi vừa đặt chân đến.

    Chùa được xây dựng vào năm 1962. Trải qua nhiều thăng trầm, chùa Phò Quang  đã xuống cấp một cách trầm trọng. Năm 2010 Ban Trị sự Phật giáo Tp Huế đã tổ chức tái thiết mở rộng ngôi chùa với kiến trúc tầng hầm để xe, Điện Di Đà và tầng lầu Chánh điện. Điện Di Đà được bài trí rất trang nghiêm, ở giữa là tượng Phật Di đà to lớn, uy nghi, cao gần 7m, đường kính rộng hơn năm mét do nhà điêu khắc Phùng Thị  khắc họa. Tầng lầu Chánh điện .được xây dựng theo mô tip kiến trúc giống như các ngôi chùa miền trung, tuy nhiên Điện chỉ thờ một tượng Phật đồng mạ vàng uy nghiêm cao 5m được thỉnh từ Trung Quốc.

    Chùa Phổ Quang - Chùa độc đáo ở Huế
    Chùa Phổ Quang - Chùa độc đáo ở Huế

     

    Đứng trên sân ngoài chánh điện du khách có thể thấy Phò Quang  lúc nào cũng nghi ngút khói hương dâng cúng tượng Bồ tát Quan Thế Âm. Hai bên sân chánh điện là dãy lầu Đông, Tây lang có đại giảng đường  để  tổ chức nhiều công tác Phật sự của thành phố như: tổ chức các khóa An cư kiết hạ cho chư Tăng được chọn lọc từ các quận, huyện; tổ chức các buổi hội nghị, đại giới đàn…, nhà truyền thống, phòng khách và nơi ở của chư Tăng…. Khuôn viên chùa hơn sáu ngàn mét vuông với những hàng cây rợp bóng mát trước sân chùa, những tàn lá dưới tia nắng chiều hòa cùng gió lộng tạo nên cảnh quan êm đềm, thoát tục.

    Một trong những đặc điểm khiến chùa Phò Quang trở thành nơi được nhiều du khách yêu thích tìm đến chính là nét thanh bình, yên ả khó tìm thấy giữa lòng thành phố đông đúc người, xe. Đứng ở đây vào bất cứ thời điểm nào trong ngày cũng có thể nghe được tiếng chim kêu ríu rít, mọi âu lo phiền muộn cùng những bon chen tất bật gác bỏ lại bên ngoài. Nét đẹp ngày nay ở chùa Phò Quang hài hòa, gắn liền với cảnh vật xung quanh. Có lẽ vì thế mà hàng năm chùa Phò Quang chào đón rất nhiều du khách tìm đến chiêm bái, vãn cảnh, thả mình vào không gian thoáng tịnh.

    11. Chùa Ba La Mật Huế

    Địa chỉ:  Nguyễn Sinh Cung, Phú Thượng, Phú Vang, Thừa Thiên Huế

    Chùa Ba La Mật Huế khởi dựng năm 1886, do bà Công Tôn Nữ Thị Tư, hiệu Thanh Trất Từ Thiện phu nhân, tạo nơi tu hành cho chồng, ông Bố chánh Nguyễn Khoa Luận, bán thế xuất gia, pháp danh Thanh Chân, Pháp hiệu Viên Giác Đại sư.Chùa Ba La Mật thuộc xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, xuôi từ phía cầu Đập Đá về đến cầu Chợ Dinh. Được xây dựng từ năm 1886, và trùng tu năm 1934, Chùa mang kiến trúc độc đáo với sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

    Giữa sân chùa có đặt những gốc cây, tảng đá nhiều kích cỡ, được khắc họa tỉ mỉ.Trải qua mấy trăm năm chùa vẫn tiếp tục được tu bổ, phát triển ngày một rộng rãi, khang trang hơn, và trở thành một thắng tích lịch sử văn hóa của Huế.Tuy không phải là ngôi chùa cổ nhất xứ Huế, nhưng chùa Ba La Mật lại là nơi có văn hóa lịch sử lâu đời. Đây là một ngôi chùa quan trọng trong sự nghiệp của Phật Giáo Việt Nam từ xưa đến nay.

    Bước vào cổng chùa du khách sẽ cảm nhận ngay không khí thanh tịnh và yên bình mà nơi đây mang lại. Tiếp đó là sự thu hút từ bứcTượng Đức Bổn sư ngồi cao tới 1,1 m và 2 tượng Bồ tát Quan Thế Âm và Đại Thế Chí được đúc bằng đồng. Ngôi chùa chỉ cách trung tâm thành phố Huế 2 km.Chùa Ba La Mật là địa điểm tham quan Huế thu hút hàng trăm lượt khách đến hành hương hàng năm.

    12. Chùa Diệu Nghiêm - Chùa ở Huế

    Địa chỉ: CHQF+MF8, Thủy Xuân, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

    Chùa Diệu Nghiêm được biết đến là một trong các ngôi chùa ở Huế tọa lạc tại đồi thông Dương Xuân, thôn thượng 2  trước đây là ngôi thảo am nhỏ do cố Hòa thượng Thích Chơn Thiệt tạo dựng để nhập thất tịnh tu. Ngôi chùa nằm ngang sườn đồi có thiết kế đơn giản, thoáng. Thiết tầng kiến trúc vật liệu chủ đạo là đá phiến, đá khối màu ghi sáng. Gian Chính điện Tam Bảo có thiết kế một tầng với hai gác mái. Bậc thềm lát đá được xây chín bậc, hai bên thành là hình tượng rồng phục. Tầng mái chính, bao quanh là hàng cột trụ bê tông vân ngoài giả gỗ, có bốn trụ chính sơn nhũ vàng rồng uốn quanh khá đẹp mắt.

    Chùa Diệu Nghiêm - Chùa đẹp nổi tiếng ở Huế
    Chùa Diệu Nghiêm - Chùa đẹp nổi tiếng ở Huế

     

    Toàn bộ mái các gian nhà nơi cửa thiền Diệu Nghiêm đều lợp ngói nung đỏ tươi. Nhiều gian, mái còn tươi màu nung gốm mới…Trời chiều chớm Đông, nắng vàng trải khắp khuôn viên chùa. Gió từng đợt rì rào những hàng thông, vi vu đuổi bắt từng cuộn lá, lúc là là mặt đất, khi cuốn xoáy nhẹ từng không.Từng gian nhà nối sát nhau nhưng vẫn tạo ra không gian thoáng đãng, vừa tầm mắt. Quanh khuôn viên chùa trồng khá nhiều cây, màu xanh mát dịu thấy ở mọi nơi. Áp ngay sườn phải gian Chính điện là gian nhà khách. Gian nhà cùng thiết kế một tầng, với hai tầng gác mái, nhưng ngói lợp đã dần nhuốm màu thời gian. Từng hàng ngói ống san sát, mảng bám ánh nhẹ màu rêu phong.

    Hàng năm, chùa Diệu Nghiêm vẫn luôn là điểm đến thu hút rất nhiều du khách đến vãn cảnh và cầu nguyện cho gia đình cùng với đó là các lễ hội hấp dẫn như: Lễ khai hạ, triển lãm ảnh hoa sen mừng Phật đản,…

    13. Chùa Liên Hoa  - Chùa ở Huế

     Địa chỉ: Trần Thái Tông, Thủy Xuân, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

    Chùa Liên Hoa ngôi chùa ở Huế mới nhất do Hòa Thượng Thích Huệ Minh khai sơn vào năm 1994. Chùa tọa lạc tại Trần Thái Tông, Thủy Xuân, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế. Năm 2004, Hòa Thượng cho trùng tu lại toàn bộ không gian thờ tự, khuông viên chùa. Sau 5 năm, công tác xây dựng hoàn thành.

    Từ khi chùa được xây dựng lại khang trang, Hòa thượng tiếp Tăng độ chúng, đã có 14 vị được Hòa thượng thế phát xuất gia, tu học. Năm 2009, Hòa thượng đã thuận thế vô thường an nhiên thị tịch trong niềm kính thương vô hạn của Tăng Ni, Phật tử. Kế tục đèn thiền, Sư cô Thích Nữ Diệu Hương được Hòa thượng chỉ định tiếp nối kế thừa. Sau 3 năm lo tròn trách nhiệm của người đệ tử, năm 2012, Sư cô làm lễ nhận nhiệm vụ trụ trì, kế thừa phát huy tâm nguyện thầy tổ.

    Chùa Liên Hoa ngày nay với lối kiến trúc hiện đại, không gian thoáng rộng, nhiều hoạt động Phật sự nổi bật diễn ra tại chùa được đông đảo Phật tử tham gia, tu học, hộ trì. Chùa đã góp phần cùng Giáo hội trong công tác Hoàng pháp độ sanh, xiển dương chân lý Phật đà.

    14. Chùa Huyền Trang Tịnh Thất - Chùa ở Huế

    Địa chỉ: Thôn Thượng 1, Phường Thủy Xuân, Thành Phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Thủy Xuân, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

    Chùa Huyền Trang Tịnh Thất  được coi là ngôi chùa ở Huế đơn sơ nhất. Nếu chỉ mới bước chân từ cổng chùa vào, nhìn thấy ngôi chánh điện đơn sơ, nhỏ gọn, và vài bức tượng Phật giáo ở sân trước chùa, thì người lữ khách dễ có cảm giác rằng đây chỉ là một ngôi chùa nhỏ. Nhưng không, lần theo lối quanh co đi ra phía sau vườn, thì mới biết được, ngôi chùa Huyền Trang Tịnh Thất có khoảnh sân sau rất rộng (tổng diện tích chùa cả 1.000 m2 kia mà!), được chia làm hai khu, lấy gian bếp – phòng ăn (được gọi bằng cái tên thiệt dễ thương: phòng Hiểu và Thương) làm ranh giới.

    Mỗi khu vườn là tập hợp của các tiểu cảnh như hồ nước, vòi phun nước, các ngôi miếu thờ nhỏ (gọi là Cung Ngọc Hoàng, Cung Điện Phật Mẫu, Cung Mẹ Chúa Xứ Châu Đốc,…), cây cối, hoa lá, tượng Phật giáo,… tạo thành một khu vườn thượng uyển sặc sỡ và rực rỡ. Chùa Huyền Trang còn là ngôi chùa phát tâm nuôi dạy khoảng 40 chú tiểu. Trong chùa còn phục vụ cơm chay cho khách thập phương tới viếng chùa.

    Vài điều thú vị về ngôi chùa Huyền Trang Tịnh Thất: có những bức tượng Phật toàn màu xanh lam, hoặc toàn màu hồng; lại có cả tiểu cảnh “nấc thang lên thiên đường” cho du khách chụp ảnh; đặc biệt là có những mái đình – khu nhà giăng võng cho khách nằm nghỉ ngơi, y chang quán cà phê võng. Nghe một chú hay đi chùa này nói, thầy thường xuyên cho tôn tạo cảnh quan trong chùa, nên mỗi lần tới đây là chú lại thấy có những điều mới.

    Chùa luôn được xem là một biểu tượng của sự tâm linh, tôn nghiêm, cầu xin bình an, may mắn đến với những người thân yêu nhất. Nếu có dịp ghé thăm Huế, du khách đến với Top 14 chùa ở Huế này chắc chắn sẽ có nhiều trải nghiệm mới mẻ, khó quên.