CHỈNH SỬA

Học hỏi cách chế biến củ tam thất sao cho hiệu quả nhất

241

Tam thất là một loại dược liệu rất quý, có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa nhiều bệnh khó chịu trong dân gian. Trước đây, nó chủ yếu mọc hoang, người dân thường vào rừng tìm và khai thác. Trong những năm gần đây, nó đã được nhân giống và trồng ở những vùng núi cao, có nhiệt độ thấp. Một số người muốn mua tam thất nhưng không biết cách sử dụng sao cho hợp lý. Chính vì vậy, Top1Hue.com xin chia sẻ đến các bạn một số cách sử dụng cũng như cách chế biến củ tam thất hiệu quả, hãy cùng tham khảo nội dung sau đây nhé!

MỤC LỤC

    1. Cách sử dụng tam thất hiệu quả

    1.1. Dùng sống tam thất

    Dùng sống củ tam thất có thể áp dụng cho mọi đối tượng, nếu ngại chế biến, bạn có thể thử phương pháp này. Cách chế biến củ tam thất này rất đơn giản, tam thất bạn rửa sạch, để ráo, sau đó cắt thành từng lát mỏng cho vào miệng nhai.

    Ngoài ra, bạn có thể xay cả củ hoặc xay thành bột pha với nước ấm để uống. Tùy theo mục đích sử dụng, sở thích cá nhân mà lựa chọn, nhưng về liều lượng không nên dùng quá nhiều hoặc nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

    Mục đích của việc sử dụng này là bồi bổ cơ thể, giúp tăng sức đề kháng, phục hồi sức khỏe cho người mới ốm dậy hoặc có thể dùng để chữa bệnh tùy theo liều lượng tùy từng loại bệnh.

    1.2. Dùng chín tam thất

    Nếu sử dụng trực tiếp sẽ không phù hợp với bạn do mùi khó chịu. Bạn cũng có thể chọn cách chế biến củ tam thất đó là nấu chín bằng cách rửa sạch và thái mỏng, hấp cách thủy để làm mềm và bớt mùi hôi. Cách này dễ sử dụng hơn nhưng hơi mất thời gian.

    1.3. Nghiền thành bột

    Tam thất được chế biến thành bột không chỉ được dùng làm thuốc chữa bệnh mà còn được dùng để phòng bệnh, bồi bổ cơ thể. Trong nhà có người vừa ốm dậy, phụ nữ sau sinh, người già yếu, người suy nhược cơ thể, khi bị tai nạn thương tích có thể cần dùng đến.

    Cách chế biến củ tam thất nghiền thành bột
    Cách chế biến củ tam thất nghiền thành bột

    1.4. Ngâm rượu

    Tam thất còn được ví như một loại nhân sâm bổ dưỡng, rất thích hợp cho các đấng mày râu ngâm rượu. 

    Cách chế biến củ tam thất ngâm rượu rất đơn giản, rửa sạch tam thất để ráo, cho vào bình, đổ rượu vào, với tỉ lệ 300g ngâm với 3 lít rượu. Ngâm trong khoảng 4 tháng là dùng được, mỗi ngày uống không quá 100ml. Rượu Tam thất để càng lâu càng ngon và chất lượng.

    Rượu tam thất có tác dụng tốt đối với hệ thần kinh, giúp giảm đau nhức xương khớp, kháng viêm, ngủ ngon và sâu giấc,điều trị cao huyết áp ở người già, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư, tăng khả năng miễn dịch, tăng tuần hoàn máu, tăng sức đề kháng, bồi bổ cơ thể ...

    1.5. Ngâm mật ong

    Cách chế biến củ tam thất ngâm mật ong đó là bạn rửa sạch tam thất, để ráo nước, thái thành từng lát mỏng, cho vào lọ rồi đổ mật ong vào. Bạn cũng có thể sơ chế thành bột để ngâm với mật ong.

    Phương pháp này giúp hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh, tăng sức đề kháng, bồi bổ cơ thể, … đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh.

    Cách chế biến củ tam thất ngâm mật ong
    Cách chế biến củ tam thất ngâm mật ong

    2. Cách chế biến củ tam thất thành các món ăn

    2.1. Gà tần tam thất bắc

    Nguyên liệu:

    • Gà ác (hoặc gà tơ)
    • Tam thất thái lát
    • Ngải cứu
    • Đương quy
    • Kỷ tử
    • Táo đỏ

    Cách chế biến củ tam thất với gà bồi bổ sức khỏe:

    • Cho gà và tất cả các nguyên liệu vào nồi, đổ ngập nước, nêm gia vị vừa đủ, nấu đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa.
    • Hầm trong khoảng 2 tiếng, đến khi gà chín mềm là được, ăn khi còn nóng.
    Cách chế biến củ tam thất với gà
    Cách chế biến củ tam thất với gà

    2.2. Cách chế biến tim hầm tam thất

    Nguyên liệu:

    • Quả tim thái lát
    • Tam thất thái lát
    • Hạt sen
    • Đương quy
    • Long nhãn

    Cách chế biến củ tam thất hiệu quả nhất:

    • Bạn cho tất cả các nguyên liệu vào nồi, đổ ngập nước, thêm gia vị vừa đủ sao cho vừa miệng, nấu đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ. Hầm trong khoảng 30 - 45 phút là có thể ăn được, bạn nhớ ăn khi còn nóng.

    2.3. Cháo tam thất thơm ngon bổ dưỡng

    Cách chế biến củ tam thất nấu cháo:

    • Đối với món cháo tam thất (thái lát mỏng), nếu bạn ăn cháo ngọt thì cho hạt sen vào hầm nhừ, thêm đường khi ăn. Cháo mặn thì cho thịt, nêm bột canh khi ăn.
    • Nếu thái mỏng, bạn nên nấu với nước khoảng vài chục phút cho ra hết, dùng nước đó để nấu cháo. Món này giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, tùy theo thể trạng mỗi người mà uống từ 4 - 6 chu kỳ.

    2.4. Cá kho với bột tam thất

    Nguyên liệu:

    • Các loại cá chép, cá quả, cá hồi … 
    • Bột tam thất
    • Tinh bột nghệ vàng
    • Dưa chua
    • Hành
    • Rau thơm

    Cách chế biến củ tam thất kho cá:

    • Cá làm sạch cắt khúc ngắn, cho cá vào kho, cho cá vào nồi cùng với bột tam thất và tinh bột nghệ vàng, nước, nêm gia vị vừa ăn, kho đến khi cạn nước thì tắt bếp, cho rau thơm lên trên là hoàn thành món ăn.
    Cách chế biến củ tam thất với cá
    Cách chế biến củ tam thất với cá

    2.5. Món thịt hấp mật ong

    Nguyên liệu:

    • Thịt nạc hoặc ít mỡ
    • Bột tam thất
    • Đan sâm
    • Mật ong

    Cách chế biến thịt hấp mật ong:

    • Trộn tất cả các nguyên liệu với nhau, thêm gia vị sao cho vừa ăn. Cho vào nồi hấp cho đến khi thịt chín mềm là có thể ăn được.
    • Món ăn này tốt cho hệ bài tiết, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, giải độc cơ thể, đau thắt ngực, chống nhồi máu cơ tim.
    Cách chế biến củ tam thất làm món thịt hấp
    Cách chế biến củ tam thất làm món thịt hấp mật ong

    Trên đây là toàn bộ cách chế biến củ tam thất mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Vẫn còn rất nhiều cách dùng khác nữa mà chúng tôi không thể đề cập hết được. Hy vọng rằng bài viết của Top1Hue.com sẽ mang lại được nhiều điều bổ ích cho bạn.