Gạo lứt là loại gạo chỉ xay bỏ lớp vỏ và giữ lại lớp cám nên chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, có công dụng vượt trội giúp giảm cân, ngăn ngừa tiểu đường, thanh lọc cơ thể,… Tuy nhiên phải biết cách chế biến gạo lứt thì những món ăn làm từ thực phẩm này mới có hương vị thơm ngon, hấp dẫn.
1. Cách chế biến gạo lứt thành sữa
Nguyên liệu
- 100g gạo lứt
- 2 bịch sữa tươi không đường
- 100g đường phèn
- 1 chén nhỏ sữa đặc
- Muối
- Nồi, chảo
Cách làm
Bước 1: Gạo lứt sau khi vo sạch, bạn cho vào chảo rang với lửa nhỏ cho đến khi hạt gạo có mùi thơm. Khi hạt cơm nứt ra khoảng 20% thì tắt bếp.
Bước 2: Đun sôi 300ml nước rồi cho gạo đã rang vào nấu cho chín mềm. Sau khi gạo chín, bạn vớt ra xay nhuyễn rồi dùng rây lọc lấy phần nước. (lưu ý: Khi đun gạo lứt nên dùng lửa nhỏ, đảo đều tay, nếu không gạo sẽ bị cháy.)
Bước 3: Cho vào nồi khoảng 700ml nước rồi cho sữa tươi và đường phèn vào. Nấu cho đến khi nước sôi. Sau đó, cho nước gạo lứt đã lọc vào, nấu khoảng 5 - 10 phút thì tắt bếp.
Sữa gạo lứt khi hoàn thành sẽ có mùi thơm, vị ngon, ngọt dịu nhưng không quá béo, đây là một loại thức uống rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là đối với các em bé và phụ nữ. Khi sữa đã nguội, cho vào chai, để trong ngăn mát tủ lạnh, có thể dùng được trong 3 - 4 ngày. Với cách chế biến gạo lứt thành sữa này, bạn có thể kết hợp với các nguyên liệu trong khi rang gạo như quế, lá dứa, vani,... để tăng hương vị.
2. Cách chế biến gạo lứt bằng nồi cơm điện
Bước 1: Gạo sau khi vo sạch, bạn ngâm với nước ấm khoảng 45 phút (động tác này sẽ giúp hạt gạo dẻo và mềm hơn khi nấu xong)
Bước 2: Cho gạo và nước ngâm vào nồi cơm điện rồi nhấn nút nấu.
Bước 3: Sau khi gạo chín, bạn ủ gạo trong nồi thêm 10-15 phút để gạo nở mềm và nở đều.
Bước 4: Cơm gạo lứt đã hoàn thành, trước khi ăn bạn nên xới cơm để ăn ngon hơn.
Nếu bạn còn đang lăn tăn về cách chế biến gạo lứt đơn giản mà vẫn giữ được các chất dinh dưỡng thì hãy thử ngay phương pháp này nha.
3. Cách chế biến gạo lứt đen bằng nồi thường
Bước 1: Dùng một chiếc nồi có nắp, cho gạo đã vo sạch vào và cho nước ấm vào ngâm khoảng 45 phút như trên.
Bước 2: Nấu gạo và ngâm nước. Khi cơm bắt đầu sôi, đảo đều cơm rồi đậy vung. Vặn lửa vừa đủ nấu, nấu cho đến khi nước trong nồi cạn.
Bước 3: Khi nước cạn bớt, bạn để lửa nhỏ khoảng 3 - 5 phút rồi tắt bếp. Ủ gạo thêm 10 phút nữa là có thể dùng được.
4. Cách chế biến gạo lứt rang giảm cân
Nguyên liệu
- 100g gạo lứt
- 1 lít nước
- ½ muỗng muối
Cách làm
Bước 1: Bạn bắc chảo lên bếp, khi chảo nóng thì cho gạo lứt vào rang cùng. Nhớ vặn lửa nhỏ và đảo đều tay để hạt gạo không bị cháy. Khi hạt đã ngả màu sẫm và bắt đầu nứt thì tắt bếp.
Bước 2: Cho gạo lứt đã rang vào nồi, thêm 1 lít nước, muối rồi đun sôi. Đợi nước sôi thì hạ lửa nhỏ, đợi đến khi hạt gạo chín mềm thì tắt bếp.
Bước 3: Bạn dùng rây lọc bỏ bã, lấy nước uống. Cho nước gạo lứt đã rang vào bình thủy tinh hoặc phích nước. Nước gạo lứt rang có thể uống ấm hoặc bảo quản trong tủ lạnh dùng dần trong 2 ngày.
Cách chế biến gạo lứt rang rất thích hợp cho người bị tiểu đường, có công dụng giảm cân, ngăn ngừa bệnh và kiểm soát béo phì.
5. Cách chế biến gạo lứt thành trà
Nguyên liệu
- Gạo lứt 200 g
- Lá trà xanh 50 gr
Cách làm
Bước 1: Gạo lứt các bạn nhặt bỏ những hạt xấu, vo với nước sạch rồi đem phơi nắng 1 ngày cho khô.
Bước 2: Đun nóng chảo, sau đó cho gạo lứt vào rang khoảng 5 phút đến khi gạo hơi vàng và có mùi thơm thì tắt bếp.
Bước 3: Bạn dùng ấm trà có rây lọc, cho 1 thìa gạo lứt và lá trà xanh vào, đổ nước sôi vào và pha như pha trà. Chờ khoảng 5 phút là có thể rót ra ly để uống khi còn ấm.
Phần gạo lứt còn lại bạn cho vào lọ có nắp đậy, bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.
Thành phẩm thu được từ cách chế biến gạo lứt này có vị thơm tự nhiên, thư giãn lại tốt cho sức khỏe nữa đấy!
6. Cách chế biến gạo lứt thành cháo
Nguyên liệu
- Gạo lứt 100 g
- Khoai lang tím 1 - 2 củ
- Táo tàu khô 4 quả
- Đường tinh luyện 100 g
- Đậu đỏ 25 g
Cách làm
Bước 1: Cho một chút dầu vào chảo, sau đó đổ gạo lứt vào, đảo đều tay trong khoảng 10 phút.
Bước 2: Gạo lứt sau khi rang chín, đổ cùng đậu đỏ vào nồi nước sôi khoảng 1 lít, chỉnh lửa bếp gas ở mức thấp nhất để hầm cho đến khi cháo chín mềm, thơm ngon. Khi cháo chín, bạn cho khoai lang đã cắt nhỏ và tào tàu vào nấu thêm 15-20 phút rồi nêm đường cho vừa ăn.
Gạo lứt chứa nhiều vitamin nhóm B (B1, B3, B6), vitamin E, mangan, magie, sắt và chất xơ chống táo bón, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bạn có thể kết hợp cách chế biến gạo lứt này để chữa bệnh đau dạ dày, đạt hiệu quả tốt. Ngoài ra, bột gạo lứt còn có thể dùng để giảm cân, làm đẹp da.
7. Cách chế biến gạo lứt đen thành cơm chiên
Nguyên liệu
- Cơm gạo lứt 400 gr
- Thịt đùi gà phi lê 150 gr
- Bắp cải tím 40 gr
- Trứng gà 2 quả
- Đậu Hà Lan 50 gr
- Cà rốt 50 gr
- Bắp Mỹ 50 gr
- Tỏi băm 10 gr
- Hành lá 5 gr
- Nước tương 3 muỗng canh
- Hạt nêm 2 muỗng cà phê
Cách làm
Bước 1: Trộn đều 400g gạo lứt, 2 quả trứng, 2 thìa cà phê hạt nêm.
Bước 2: Bạn bắc chảo lên bếp, vặn nhỏ lửa, phi thơm 5 gam tỏi, sau đó cho gạo lứt đã trộn vào chiên khoảng 5 phút cho đến khi hạt gạo mềm và khô lại.
Bước 3: Phi lê đùi gà rửa sạch với nước muỗi loãng, để ráo rồi chặt miếng vừa ăn. Bắp cải tím, cà rốt (gọt vỏ) bạn rửa sạch, để ráo rồi thái hạt lựu. Rửa sạch đậu Hà Lan, bắp mỹ, hành lá và để ráo.
Bước 4: Bạn bắc chảo lên bếp, vặn nhỏ lửa rồi phi thơm 5 gam tỏi, sau đó cho phần thịt gà phi lê vào xào khoảng 5 phút cho thịt săn lại. Khi thấy thịt gà đã săn lại thì cho bắp cải, đậu Hà Lan, bắp Mỹ, cà rốt và gạo lứt vào chảo đảo đều rồi nêm 3 thìa xì dầu. Đảo thêm 3 phút ở lửa vừa, sau đó tắt bếp.
Rắc một ít hành lá và tiêu xay lên mặt (nếu thích) là bạn đã hoàn thành cách chế biến gạo lứt thơm ngon, đậm đà hương vị, đầy đủ chất dinh dưỡng. Ăn với nước tương hoặc tương ớt đều ngon, mời cả nhà cùng thưởng thức, ăn nóng sẽ ngon hơn!
8. Cách chế biến gạo lứt thành cơm cuộn
Nguyên liệu
- Rong biển 5 lá
- Gạo lứt 400 g
- Cà rốt 1 củ
- Dưa leo 1 quả
- Trứng gà 2 quả
- Xúc xích 2 cây
- Muối hầm 2 g
- Chà bông 5 g
Cách làm
Bước 1: Vo gạo sạch, sau đó cho 2g muối hầm vào trộn đều với gạo. Cho gạo vào hấp cho đến khi cơm chín. Chú ý nấu cơm không quá khô cũng không nhão để có thể dễ dàng cuộn lại với rong biển.
Bước 2: Cà rốt luộc sơ qua cho đến khi vừa chín tới rồi cắt thành các sợi. Xúc xích, dưa chuột cắt thành những dải dài. Đập đều hai quả trứng rồi cho vào chảo rán thành từng lớp mỏng, sau đó để nguội rồi cắt sợi.
Bước 4: Trải lá rong biển lên thớt sạch, tiếp theo bạn dàn đều cơm lên, dùng thìa miết để chừa một phần nhỏ của lá rong biển không trải cơm ra để khi cuộn cơm không bị trào ra ngoài. Cho lần lượt các nguyên liệu dưa chuột, cà rốt, trứng chiên, chà bông lên trên cơm đã rải đều. Sau đó cuộn lại từ từ sao cho cuộn rong biển được tròn và chặt tay để khi cắt thành từng miếng nhỏ, cuộn cơm không bị vỡ. Sau khi cuốn xong, bạn cắt thành từng miếng vừa ăn, mỗi miếng dày khoảng 2cm.
Đây là cách chế biến gạo lứt vừa nhanh, tiện lợi lại rất thơm ngon, bạn có thể mang đến văn phòng để thay thế bữa trưa luôn đấy.
9. Cách chế biến bánh chuối gạo lứt hấp
Nguyên liệu
- Chuối xiêm chín 14 trái
- Gạo lứt 250 gr
- Nước cốt dừa 400 gr
- Muối 1 ít
- Bột năng 2.5 muỗng canh
- Đường 5 muỗng canh
- Vani 1 g
- Nước 300 ml
- Nước bột bắp pha loãng 10 ml
Cách làm
Bước 1: Vo sạch gạo lứt, sau đó cho vào chảo đun với lửa vừa.
Bước 2: Cho gạo lứt vào máy xay, sau đó xay cho đến khi gạo mịn thành bột. Chuối lột vỏ và cắt thành từng miếng nhỏ, sau đó dùng tay nhào với 4 thìa đường.
Bước 3: Tiếp theo, bạn cho gạo lứt đã xay, 2.5 thìa bột năng và 1 chút muối vào trộn đều. Sau đó, đổ từ từ 300ml nước vào hỗn hợp và tiếp tục trộn xem độ đặc của bột. Nếu bột còn đặc bạn có thể cho thêm nước, nếu bột lỏng thì có thể cho thêm bột năng. Cuối cùng cho 1g vani vào để tạo mùi thơm là xong. Để bánh chuối có màu đỏ, bạn có thể ướp chuối với đường qua đêm.
Bước 4: Quét một lớp dầu ăn mỏng rồi cho bột vào khuôn. Cho bánh vào hấp trong 45 phút.
Bươc 5: Bắc chảo lên bếp cho 400g nước cốt dừa, chút muối, 1 thìa đường, 10ml nước bột bắp pha loãng vào. Khuấy đều cho đến khi nước cốt dừa ấm và mịn.
Thành phẩm thu được từ cách chế biến gạo lứt này là phần bánh mềm, có vị bùi bùi của gạo lứt quyện với vị ngọt của chuối chín và nước cốt dừa béo ngậy, vô cùng thơm ngon và dễ ăn.
10. Cách chế biến gạo lứt bánh bò
Nguyên liệu
- Cơm rượu 60 gr
- Nước cơm rượu 60 ml
- Bột gạo lứt 180 gr
- Đường thốt nốt 60 gr
- Muối 1/2 muỗng cà phê
Cách làm
Bước 1: Cho vào máy xay 60g rượu gạo và 60ml rượu gạo, xay nhuyễn mịn.
Bước 2: Trộn 180g bột gạo lứt, 60g đường thốt nốt và 1/2 thìa muối vào bát. Với 230ml nước lọc bạn chia làm 2. Đổ 115ml nước lọc vào âu bột, khuấy đều rồi đổ nốt phần nước còn lại vào, khuấy đều cho đến khi được hỗn hợp bột đặc, lỏng, mịn. Tiếp theo, bạn cho rượu gạo vào trộn đều cho đến khi hỗn hợp sánh mịn.
Bước 3: Bọc kín miệng bát bột bằng màng bám, để nơi thoáng mát cho bột nghỉ lần 1 khoảng 6-7 tiếng. Sau khi ủ, bạn mở màng bọc thực phẩm ra, đảo khoảng 1 phút cho bọt khí nở đều bên trong.
Bước 4: Tiếp tục ủ lần 2: Đậy bát bột lại, cho bột nghỉ lần 2 khoảng 3 tiếng. Tiếp đến, bạn cũng mở màng bọc thực phẩm ra, đảo đều.
BƯớc 5: Cho nước vào xửng hấp, cho khuôn bánh vào rổ, dùng khăn sạch phủ lên miệng nồi, đậy vung, đun nước sôi để làm nóng khuôn. Sau khi nước sôi, múc bột vào khuôn sao cho gần đầy khuôn, không nên múc quá nhiều bột vì khi hấp bánh sẽ nở phồng hơn. Lấy khăn sạch đậy kín vung, đậy vung, hấp bánh trên lửa lớn khoảng 15-20 phút là xong.
Bánh bò gạo lứt mềm, dai, thơm và ngọt, ăn nhiều không thấy ngán. Nguyên liệu của cách chế biến gạo lứt này có nguồn gốc từ thực vật nên rất phù hợp cho người ăn chay, ăn chay trường, thực dưỡng.
Vậy là Top1Hue.com đã giới thiệu xong những cách chế biến gạo lứt vừa lạ vừa quen, cách làm cũng không quá cầu kì nhưng thảnh phẩm thì đảm bảo bạn sẽ mê. Đây là thực phẩm bổ dưỡng, bạn nhất định phải ăn thử nha.