CHỈNH SỬA

Cách chế biến mầm đậu nành mang lại giá trị dinh dưỡng cao

626

Trong vài năm trở lại đây, mầm đậu nành đã và đang trở thành một trong những loại thực phẩm dẫn đầu xu hướng bởi mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Nó được bán chủ yếu dưới dạng kẹo hoặc bột mầm đậu nành. Vị bùi bùi, thơm thơm và cực kỳ ngon. Sở dĩ mầm đậu nành được được mọi người săn đón là bởi những công dụng thần kỳ như: trẻ hóa làn da, giúp chị em lấy lại vẻ hấp dẫn thời con gái, ... Vậy cách chế biến mầm đậu nành như thế nào? Đừng bỏ lỡ bài viết này của Top1Hue.com nhé!

MỤC LỤC

    1.    Cách chế biến mầm đậu nành thành bột

    Nguyên liệu

    • Mầm đậu nành

    Mầm đậu nành thường được bán trên thị trường ở dạng bột, giá có thể lên đến hàng trăm nghìn đồng cho hộp 500g.

    Cách chế biến mầm đậu nành thành bột:

    Sau khi chúng ta có mầm đậu nành tươi rồi, cách chế biến mầm đậu nành thành bột chỉ qua vài bước đơn giản nữa thôi!

    • Rửa sạch: Bạn cho mầm đậu nành vào chậu nhiều nước, rửa sạch. Bạn có thể loại bỏ vỏ nếu muốn.
    • Làm khô: Bạn có thể làm khô bằng cách rang trên chảo, phơi nắng hoặc sấy bằng lò.
    • Xay bột: Bạn chỉ cần cho mầm đậu nành đã phơi khô vào máy xay để xay thành bột.

    Lưu ý ở công đoạn phơi, bạn cần phơi 4 - 7 nắng để mầm đậu nành khô hoàn toàn. Nếu rang hoặc sấy ở 150 ° C sẽ nhanh hơn, chỉ mất khoảng 40 - 60 phút. Chúng ta tiếp tục canh cho đến khi mầm đậu khô và vàng đều để không bị khét.

    Sau khi xay sẽ thu được thành phẩm sánh mịn, màu vàng ngà, có mùi thơm nhẹ của đậu nành, vị béo ngậy. Cách chế biến mầm đậu nành này khá đơn giản đúng không nào?

    Bạn nên bảo quản bột mầm đậu nành ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao, bột đựng trong lọ sạch, có nắp đậy kín. Với khí hậu nóng ẩm như ở nước ta, các bạn cất tủ lạnh cho an toàn. Bạn có thể giữ bột mầm đậu nành được 6 tháng trong điều kiện bảo quản tốt.

    Cách chế biến mầm đậu nành thành bột
    Cách chế biến mầm đậu nành thành bột

    Cách sử dụng bột mầm đậu nành

    Có nhiều cách sử dụng: đơn giản nhất là bạn chỉ cần cho nước, thêm chút đường vào khuấy đều là có ngay một cốc mầm đậu nành thơm ngon. Với cách chế biến mầm đậu nành này, bạn cũng có thể sử dụng loại bột này để làm mặt nạ làm đẹp cho làn da.

    Ngoài cách pha với nước ra thì bạn có thể kết hợp với các nguyên liệu bổ dưỡng khác như yến mạch, gạo lứt, hạnh nhân,  táo tàu, hạt điều, ... Bạn cho thêm đường tùy thích để dễ uống hơn nhé.

    Cách uống bột mầm đậu nành đúng cách

    Đậu nành không nên dùng nhiều bởi vì ở dạng thô đậu nành có chứa oxalat, nếu dùng nhiều sẽ gây dư thừa nồng độ axit trong dạ dày gây đau dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm dạ dày, chướng bụng, khó tiêu, đi ngoài... Đó là lý do tại sao bạn nên sử dụng lượng vừa phải, khoảng 1 cốc/ngày.

    2.    Cách chế biến mầm đậu nành thành sữa

    Nguyên liệu

    • Hạt đậu nành
    • Đường trắng

    Bột mầm đậu nành được ưa chuộng bởi giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng quá trình và thời gian sấy khô, bảo quản khá dài làm mất đi một phần dinh dưỡng có trong mầm đậu nành.

    Cách chế biến sữa mầm đậu nành:

    • Chúng ta có thể chọn cách thưởng thức mầm đậu nành tươi bằng cách nấu sữa. Cách chế biến mầm đậu nành tươi thơm ngon, hấp dẫn không kém sữa đậu nành đâu nhé. Bên cạnh đó, nó còn giúp bổ dưỡng chất hơn nhiều.
    • Với 200g mầm đậu nành, bạn có thể pha được từ 2 - 2,5 lít sữa tùy theo độ đậm nhạt của sữa mà bạn thích.
    • Cách chế biến mầm đậu nành thành sữa cũng đơn giản như cách làm với đậu nành khô. Chỉ khác là bạn không cần ngâm đậu nành cho mềm mà thôi.
    • Bạn cũng xay nhuyễn mầm đậu nành với nước, lọc qua rây, lọc lại phần bã lấy nước rồi vắt kiệt. Sau đó, bạn đun sôi sữa đậu nành. 
    • Vậy là bạn đã hoàn thành xong cách chế biến mầm đậu nành thành sữa rồi!
    Cách chế biến mầm đậu nành thành sữa
    Cách chế biến mầm đậu nành thành sữa

    3.    Lợi ích của mầm đậu nành bạn nên biết

    Giàu vitamin và chất xơ

    Đậu nành rất giàu vitamin C, E, K, vitamin B1, B2, ... Các loại vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của hệ thần kinh, chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch,... Mầm đậu nành cũng rất giàu chất xơ giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa.

    Cung cấp estrogen thực vật

    Điều thực sự làm cho mầm đậu nành được ưa chuộng hơn so với đậu nành bình thường là bởi hàm lượng isoflavones. Đây là hợp chất có công thức hóa học tương tự như estrogen - đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhiều hoạt động nội tiết trong cơ thể và sự phát triển của cơ quan sinh dục nữ. Estrogen cũng là bí mật đằng sau làn da và mái tóc bóng mượt của các chị em phụ nữ. Estrogen còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của  tim mạch, xương và não bộ.

    Mầm đậu nành có thể được ăn như một món bình thường trong thực đơn hàng ngày, dễ dàng thay đổi thường xuyên. Với những cách chế biến mầm đậu nành hay hạt đậu nành đơn giản, từ làm sữa cho đến đậu phụ hay các thực phẩm khác. Bạn hãy thử ngay cách làm mà chúng tôi gợi ý để bổ sung vào thực đơn hàng ngày của gia đình mà không hề bị ngán nhé!