Đông trùng hạ thảo là thần dược quý hiếm, được sử dụng làm thành phần trong nhiều loại thuốc bởi nó có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như: tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, điều trị thoái hóa, đau nhức xương khớp, hỗ trợ điều trị ung thư,... Vậy những cách chế biến đông trùng hạ thảo nào đơn giản mà giữ được trọn vẹn chất dinh dưỡng. Hãy tham khảo các công thức dưới đây nhé!
- Lưu lại cách chế biến hạt đười ươi bổ dưỡng
- Cách chế biến hoa chuối với 8 món ăn ngon
- Top 10 cách chế biến xúc xích dành cho bạn
1. Cách chế biến đông trùng hạ thảo ngâm rượu
Rượu đông trùng hạ thảo được ví như một loại thần dược chữa bách bệnh. Cách chế biến đông trùng hạ thảo ngâm rượu rất đơn giản theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị lọ thủy tinh, bạn nên chọn lọ màu trắng để thành phẩm trông đẹp mắt hơn.
Bước 2: Chuẩn bị khoảng 100g đông trùng hạ thảo tươi hoặc 20g đông trùng hạ thảo khô, cho vào khoảng 2 lít rượu với nồng độ khoảng 37-40 độ, trong khoảng 30 - 40 ngày là có thể dùng được.
Lưu ý: Rượu ngâm đông trùng hạ thảo sẽ ngon hơn sau khi ngâm lâu. Bạn có thể ngâm với một số vị thuốc khác (ví dụ như linh chi, táo đỏ) để tăng công dụng. Mỗi ngày uống khoảng 1 ly 10ml, không nên lạm dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Sản phẩm này chỉ thích hợp cho người trên 18 tuổi..
2. Cách chế biến đông trùng hạ thảo tươi ngâm mật ong
Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong có nhiều đặc tính tuyệt vời như: tăng cường sinh lực, tốt cho da, chữa lành vết thương, giảm ngứa họng, chăm sóc sức khỏe tim mạch, v.v.
Cách chế biến đông trùng hạ thảo ngâm mật ong như sau:
100g đông trùng hạ thảo tươi hoặc 20g khô, rửa sạch, để ráo. Cho vào bình đã được khử trùng sạch sẽ và thêm 1 lít mật ong nguyên chất.
Đậy kín nắp lọ và bảo quản nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát. Ngâm khoảng 1 tuần trước khi sử dụng.
Lưu ý: Trẻ em dưới 13 tuổi, người đang bị sốt hoặc mắc bệnh truyền nhiễm, phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt không nên dùng mật ong để ngâm đông trùng hạ thảo.
3. Nhai trực tiếp đông trùng hạ thảo
Cách chế biến đông trùng hạ thảo đơn giản là nhai trực tiếp. Ưu điểm của phương pháp này là tiện lợi, nhanh chóng, rất phù hợp với những người bận rộn. Cách ăn rất dễ dàng, bạn chỉ cần rửa sạch đông trùng hạ thảo với nước ấm khoảng 30 - 40 độ C, sau đó nhai trực tiếp, nuốt cả bã.
Dùng đều đặn tuần 3-4 lần, mỗi lần 1 con. Để cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất nên ăn trước bữa ăn khoảng 20 phút vào buổi sáng.
- Tham khảo ngay 5 cách chế biến chuối chín
- Hướng dẫn 7 cách chế biến rươi cực kỳ hấp dẫn
- Hướng dẫn 9 cách chế biến hạt lanh đơn giản
4. Cách chế biến đông trùng hạ thảo thành trà
Uống trà đông trùng hạ thảo hàng ngày có thể giúp giải khát, thanh nhiệt cơ thể, vừa giúp tinh thần thoải mái lại xua tan mệt mỏi, căng thẳng.
Các bước thực hiện cách chế biến đông trùng hạ thảo:
Cho một ít đông trùng hạ thảo khô vào nước ấm khoảng 80 độ C, rửa sạch rồi đổ nước lần lượt vào. Đổ nước nóng vừa đủ dùng, hãm trong khoảng 5 - 10 phút. Hương trà đông trùng hạ thảo rất thơm, nước trà màu vàng óng ánh, vị thanh mát. Để ngon hơn, bạn có thể cho thêm vài lát nhân sâm, cam thảo và hoa cúc.
Để tiết kiệm, bạn có thể pha trà 2-3 lần cho đến khi nước loãng. Sau công đoạn cuối cùng, đông trùng hạ thảo có thể được nhai và nuốt nguyên con.
5. Cách chế biến đông trùng hạ thảo khô thành cháo
Cháo đông trùng hạ thảo được nhiều người yêu thích vì hương vị thơm ngon, bổ dưỡng. Một món ăn nhẹ và dễ làm cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người mới ốm dậy.
Cách chế biến đông trùng hạ thảo thành món cháo gà: Đun sôi 300 gam thịt nạc gà, để nguội, xé thành từng sợi mỏng. Vo gạo và cho nước vào nấu thành cháo. Sau khi cháo chín, cho 10 gam đông trùng hạ thảo khô vào, nêm gia vị vừa ăn, nấu thêm 15 phút rồi tắt bếp.
Cháo đông trùng hạ thảo: Ngoài nấu với thịt gà, cháo đông trùng hạ thảo cũng rất thích hợp cho những người đang ăn kiêng. Ngâm 1 chén gạo nếp, sau đó cho 8g đông trùng hạ thảo, 1 muỗng cà phê lá sói rừng vào khuấy đều, đun khoảng 30 phút trên lửa nhỏ.
6. Cách chế biến đông trùng hạ thảo hấp cơm
Chuẩn bị 5-10 nhánh đông trùng hạ thảo, rửa sạch. Sau đó cho đông trùng hạ thảo vào nồi cơm điện hấp chín và ăn ngay khi còn nóng để hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất. Bạn có thể ăn kèm với thịt nạc để ngon hơn. Cách chế biến món đông trùng hạ thảo hấp cơm rất tốt cho người bệnh viêm gan B.
- 8 cách chế biến cá trê loại bỏ sạch nhớt đơn giản tại nhà
- Gợi ý 10 cách chế biến cá mòi thơm ngon dễ làm
7. Đông trùng hạ thảo hầm ba kích
Đông trùng hạ thảo hầm ba kích là bài thuốc hỗ trợ điều trị liệt dương, di tinh.
Chuẩn bị 2g đông trùng hạ thảo, thêm 3g dâm dương hoắc, 2g ba kích, thêm 2g hà thủ ô. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy thành phần này ở các hiệu thuốc.
Cho nguyên liệu vào nồi, thêm khoảng 1 lít nước rồi đun sôi khoảng 15 - 20 phút là có thể lấy ra sử dụng. Uống ngày 3 lần, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ 30 phút.
8. Cách chế biến đông trùng hạ thảo tươi hầm ba ba
Ba ba bỏ đầu và chân sau đó chia thành 4 phần. Cho 10 con đông trùng hạ thảo, 10 quả táo tàu, gừng thái sợi, hành cắt khúc, tỏi giã nhỏ và nêm chút muối, nước mắm.
Cho tất cả hỗn hợp vào bát và hấp cách thủy trong 2 giờ. Tắt bếp và lấy ra sử dụng (nên dùng khi còn nóng). Cách chế biến đông trùng hạ thảo này siêu bổ dưỡng, có tác dụng cực tốt cho những người mắc bệnh ung thư dạ dày hay gan.
9. Cách chế biến đông trùng hạ thảo hầm sườn heo
Nguyên liệu sơ chế gồm 0,5 kg sườn heo; 7 gam đông trùng hạ thảo; 10 gam nhân sâm, kỷ tử 10 gam, đương quy 10 gam cùng các gia vị mắm, muối, tiêu ...
Cách làm:
Rửa sạch sườn heo sau đó chần qua nước sôi để loại bỏ chất bẩn.
Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị từ trước vào nồi đun nhỏ lửa trong 30 phút rồi tắt bếp. Ăn tất cả các nguyên liệu đã được hầm kĩ và phần nước để bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
10. Cách chế biến gà tiềm thuốc bắc trùng thảo
Đây là cách chế biển đông trùng hạ thảo thích hợp cho những người vừa ốm dậy.
Đầu tiên bạn cần chuẩn bị khoảng 5 con đông trùng hạ thảo, 1 con gà khoảng 1-1,5 kg; kỷ tử, hành tây và gừng.
Gà làm sạch, để nguyên con rồi cho vào nồi có kích thước phù hợp. Cắt nhỏ hành tây và thêm nước. Rửa sạch đông trùng hạ thảo bằng nước âm ấm
Đun gà trên lửa nhỏ đến khi nước sôi thì cho đông trùng hạ thảo vào. Nêm nếm lại cho vừa ăn, đun thêm khoảng 1,5 - 2 tiếng nữa rồi tắt bếp.
11. Nấu trùng thảo với cá nước ngọt
Chuẩn bị: 5g đông trùng hạ thảo, 500g cá nước ngọt, táo đỏ 10 quả, gừng tươi
Cách làm:
Cá sơ chế kĩ càng, làm sạch vẩy và bỏ phần nội tạng; gừng thái sợi. Sau đó cho tất cả nguyên liệu vào nồi, hấp cách thủy trong vòng 2 giờ.
Đây là cách chế biến đông trùng hạ thảo thành món ăn rất thơm ngon giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường khí huyết.
Hi vọng những cách chế biến đông trùng hạ thảo phía trên sẽ là gợi ý tuyệt vời để bạn được thưởng thức những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Chúc bạn thành công trên hành trình chinh phục bếp núc nhé!